Liên quan đến vụ cướp tiệm vàng ở Huế, kẻ cướp ném nhiều vàng ra đường; Bất chấp nguy hiểm nhiều người dân lao ra đường ‘hôi vàng’ rơi vãi.

Liên quan đến vụ xả súng cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba, TP Huế, trong quá trình bị truy đuổi, kẻ cướp đã ném nhiều vàng ra đường. Nhiều người dân tại TP Huế dừng lại và lao ra đường nhặt vàng rơi vãi.

Công an phát thông báo đề nghị người dân nhặt được vàng phải giao nộp cho cơ quan. Việc này nhằm phục vụ hoạt động điều tra của công an, cũng như hoàn trả lại cho người bị hại sau khi kết thúc vụ việc.

“Những trường hợp không trả lại tài sản liên quan đến vụ việc sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Công an TP Huế nhấn mạnh, theo Dân Trí.

Trước sự việc trên, dư luận đặt ra câu hỏi những người dân đã dừng lại để nhặt vàng nếu không trả lại sẽ bị truy cứu trách nhiệm ra sao?.

Vàng đối tượng cướp quăng vương trên cành cây (ảnh chụp màn hình trên báo VOV).

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp người dân nhặt được vàng ngoài đường, khi người bị hại yêu cầu trả lại vẫn không trả lại, nhanh chóng lấy vàng rồi tẩu thoát, theo luật sư, hành vi này có dấu hiệu của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc Cướp giật tài sản…

 Số vàng đối tượng vứt lại giữa đường (ảnh chụp màn hình trên báo VOV).

Luật sư Cường cho hay, về nguyên tắc, tài sản do phạm tội mà có không ai được phép chứa chấp, tiêu thụ. Tài sản do phạm tội mà có là vật chứng của vụ án, cần phải thu giữ để trả lại cho người bị hại.

Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Pháp Trị cho biết, đối với người dân nhặt được vàng của đối tượng cướp tài sản không chịu giao nộp dù được cơ quan chức năng yêu cầu thì có thể bị xử phạt về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản nếu tài sản trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự nếu số tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên.

Với tội danh chiếm giữ trái phép tài sản người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm theo điều 176 Bộ luật hình sự.

Có thể bạn quan tâm: