Tuy gà có dùng mỏ để phản đòn nhưng xem ra lợi thế vẫn thuộc về con khỉ nhỏ. Sự nhanh nhẹn đã giúp khỉ đè đầu cưỡi cổ gà một cách dễ dàng.
- Video: Hổ vằn con khổ sở vì bị lợn con gây rối
- Video: Chim bạc má nhổ trộm lông của chó để tha về làm tổ
- Video: Chú kiến ngơ ngác khi bị đồng đội bỏ quên
Video ghi lại sự việc
“Choảng nhau vậy đấy! Nhưng mà là bạn thân đó nha!”
Nguồn video: VnExpress.
Tuy chơi đùa có phần gay gắt nhưng thực tế con gà và con khỉ trong video là đôi bạn thân; chúng ngày nào cũng ăn cùng, chơi cùng và ngủ cùng nhau, chủ nhân của hai con vật chia sẻ.
Tượng khỉ tam không và thông điệp ý nghĩa
Tại Nhật Bản, ở đền Toshogu, thuộc thành phố Nikko, một bức điêu khắc cổ khắc họa 3 chú khỉ vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay, ba chú khỉ có tên là Mizaru, Kikazaru và Iwazaru với ý nghĩa lần lượt là “bịt mắt”, “bịt tai”, “bịt miệng”; bức điêu khắc này do nghệ nhân nổi tiếng Hidari Jingoro thực hiện từ thế kỷ 17.
Từ “zaru” trong tên của cả 3 chú khỉ có cách phát âm gần với từ “saru” trong tiếng Nhật nghĩa là con khỉ. Mizaru là tên của con khỉ che mắt hàm ý rằng “tôi không nhìn điều xấu”. Iwazaru là con khỉ bịt miệng mang ý nghĩa “tôi không nói điều xấu”. Kikazaru là tên của con khỉ bịt tai mang hàm ý “tôi không nghe điều xấu”.
Ngoài ra, một hàm ý sâu xa hơn mà người Nhật muốn gửi gắm trong bộ ba con khỉ này, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói”.
Khi đạt được trạng thái tĩnh lặng, tâm không bị rối loạn bởi những điều xấu do mắt thấy, tai nghe, miệng nói, thì trong tâm tự khắc sẽ sinh điều thiện; khi người ta sống “có tâm”, thì ắt sẽ nhìn – nghe – nói và làm những điều “có tâm”.