Chú kiến vất vả công kênh cõng bạn leo lên trên cao, nhưng cuối cùng lại bị chính bạn bỏ quên, không kéo lên cùng.
Video ghi cảnh chú kiến bị đồng đội bở rơi
Nguồn video: VnExpress.
Góc bình luận: “Hình ảnh minh họa cho nhận định của các nhà khoa học – Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người!”
Bình luận của cư dân mạng dành cho chú kiến tội nghiệp:
– Đơ cẳng vểnh râu ngơ ngác nhìn thương ghê, mấy đứa kia chơi đểu với bạn quá mà.
– Hình ảnh minh họa cho nhận định của các nhà khoa học – Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người!
– Thấy biểu cảm kìa, tội nghiệp luôn á haha.
– Tội nghiệp, đáng thương nhưng yêu ghê.
– Teamwork không trọn vẹn.
– Thói đời nhiều lúc cũng như vậy. Ông bà ta mới có câu ” qua cầu rút ván”…chuyện vui nhưng ý nghĩa sâu sắc.
– Nhìn giống xã hội con người bây giờ quá… câu chuyện hài hước nhưng đầy tính nhân văn.
Kiến là loài côn trùng cổ nhất trên hành tinh còn tồn tại đến ngày nay
Kiến là loài côn trùng cổ nhất nhất trên hành tinh của chúng ta. Trải qua hơn 100 triệu năm lịch sử trên trái đất này; loài kiến gần như không tiến hóa so với tổ tiên của chúng.
Với cấu tạo cơ thể lý tưởng và tinh thần kỷ luật “thép” đã giúp loài kiến tồn tại và phát triển hơn 100 triệu năm. Vì chúng sở hữu một cấu trúc cơ thể lý tưởng. Điều này đã giúp chúng không chỉ thích nghi với các điều kiện thời tiết khác nhau; mà còn phát triển với số lượng ngày càng nhiều.
Hệ tiêu hóa của kiến cũng khiến nó trở thành loài ăn tạp nhất trên thế giới. Chính vì những điều trên đã giúp chúng không bị chết đói trong khi các loài khác bị tuyệt chủng; chỉ vì một lý do đơn giản như hết cỏ!
Theo các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng; không phải loài kiến nào cũng “yêu lao động” và chăm chỉ. Trên thực tế, chỉ có khoảng 80% cá thể trong đàn kiến thực hiện nhiệm vụ xây tổ và kiếm ăn. Những con còn lại được coi là những kẻ “ăn không ngồi rồi”.
Ngay cả khi các nhà khoa học tách 80% những con “chăm chỉ”; những “kẻ lười biếng” vẫn không muốn di chuyển. Đó có thể là chúng đã già và đã đến tuổi “về hưu”; hoặc cũng có thể là do sự lười biếng bẩm sinh.