Vụ tấn công tên lửa gây chết người trên lãnh thổ một quốc gia thành viên NATO là Ba Lan, ngay lập tức gây ra một loạt cáo buộc từ các chính trị gia phương Tây chống Nga cuồng nhiệt. Tuy nhiên, các tuyên bố chống Nga của  phương Tây tập thể  đã nhanh chóng im bặt khi Tổng thống Biden nhanh chóng vào cuộc. 

Phản ứng thái quá của Ba Lan trước sự cố rơi tên lửa

Chưa đầy 24 tiếng trước khi khói bụi từ vụ nổ tên lửa kịp lắng xuống và trước khi các nhà điều tra có thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào sau sự cố tên lửa chết người tại ngôi làng Przewodów giáp biên giới Ba Lan, dân chúng thế giới đã bị nhồi nhét vào đầu rằng Nga là thủ phạm. Hàng loạt các kênh truyền thông dòng chính như hãng AP đã giật tít: “Quan chức Mỹ nói tên lửa của Nga đã tấn công Ba Lan, giết chết hai người”. 

Giờ đây, Ba Lan và các quan chức NATO đã đảo ngược các báo cáo ban đầu “đổ lỗi cho Nga” thành một “tai nạn đáng tiếc” chứ không phải “tấn công có chủ ý”, theo Axios. 

Trong khi phản ứng ban đầu của Moscow là Ukraine hoặc Ba Lan đang dàn dựng một “sự khiêu khích có chủ ý” khi nhanh chóng đổ lỗi cho Nga. 

Có thể nói, phản ứng dữ dội của Ba Lan đối với sự cố tên lửa không có gì ngạc nhiên, bởi quốc gia này đứng đầu danh sách các nước Baltic chống Nga quyết liệt nhất. 

Lý giải cho việc vì sao Ba Lan lại làm ầm ĩ sự cố tên lửa này là: Ba Lan luôn có lợi khi khuấy động bất kỳ tin tức gì bất lợi cho Nga. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ, tất cả sự cuồng nhiệt của Ba Lan đã biến mất, thay vào đó là các tuyên bố đầy thận trọng. 

Theo chuyên gia khoa học chính trị Alexander Nosovich, đơn giản là Mỹ không bật đèn xanh để Ba Lan tiếp tục đẩy lên cao trào. Chính quyền Ba Lan hiện tại đã theo đuổi quan điểm diều hâu trong mối quan hệ với Nga. Ba Lan không chỉ cung cấp vũ khí cho Ukraine mà còn xuất khẩu lính đánh thuê Ba Lan để chống lại người Nga. 

Thực tế, Ba Lan đã “ém nhẹm” việc nước này cung cấp sân bay cho Ukraine sau khi Nga nói rằng một bước đi như vậy sẽ khiến lãnh thổ Ba Lan trở thành mục tiêu hợp pháp cho các cuộc tấn công của lực lượng Nga. 

Ba Lan cũng bưng bít việc đã đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào miền Tây Ukraine, và sau đó đã bị phía Nga “bắt bài” bằng cách điều quân đến Belarus để ngăn chặn, theo Tass.

Ông Nikolai Mezhevich, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Baltic Nga (RAPI), trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cũng có quan điểm tương tự.

Ông nói: “Ba Lan luôn tìm ra bất kỳ cơ hội thông tin nào theo hướng chống Nga. Ba Lan không bao giờ bận tâm với bằng chứng. Chính quyền này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: Đó là củng cố dư luận theo hướng chống Nga đến cùng”. 

Và cơ hội đã đến với Ba Lan thông qua sự cố tên lửa rơi xuống lãnh thổ nước này. Nếu không phải vì Tổng thống Biden lên tiếng, thì chủ đề về sự cố tên lửa có thể tồn tại trong một thời gian dài để khiêu khích và làm mất uy tín của Nga. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã xử lý sự cố này khá thận trọng. 

Vì sao Mỹ nhanh chóng nêu tên thủ phạm tấn công tên lửa vào Ba Lan?

Các tuyên bố chống Nga của  phương Tây tập thể  đã nhanh chóng im bặt khi Tổng thống Biden nhanh chóng vào cuộc. Tại sao Washington quyết định thừa nhận tội lỗi của Ukraine trong vụ việc?

Các nước NATO sẽ  không  sử dụng điều khoản thứ tư của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương để tham vấn. Điều này đã được Tổng thư ký Jens Stoltenberg công bố hôm 16/11 sau cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương ở cấp đại diện thường trực.

Điều thứ tư của hiến chương NATO ngụ ý tham khảo ý kiến ​​​​của các quốc gia trong liên minh nếu một trong các quốc gia thành viên tuyên bố rằng nó đang bị đe dọa. Điều thứ năm nổi tiếng hơn, đề cập rằng một cuộc tấn công vào một trong các thành viên NATO sẽ được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh.

Bằng cách tuyên bố rằng NATO sẽ không sử dụng Điều 4, Stoltenberg đã thực sự xác nhận rằng phiên bản về “cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào Ba Lan” đã thất bại.

Điều đáng nói là, các nước láng giềng vùng Baltic là  Latvia và Estonia đã  ủng hộ nhiệt tình “phiên bản” Nga tấn công tên lửa vào Ba Lan – quốc gia thuộc NATO.

Nhưng tất cả đã im bặt khi Tổng thống Biden thừa nhận khả năng một tên lửa được phóng từ lãnh thổ Nga là rất thấp. Kết luận này được đưa ra sau khi Mỹ nghiên cứu quỹ đạo của tên lửa, theo Bloomberg.

Vì sao Tổng thống Biden nhanh chóng bác bỏ giả thuyết Nga tấn công tên lửa vào Ba Lan? Lý giải cho việc này, Tổng giám đốc kiêm thành viên Đoàn chủ tịch Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) Andrei Kortunov cho rằng, chính quyền Biden không đổ lỗi cho Moscow vì lo ngại Mỹ sẽ phải đụng độ quân sự trực tiếp với Nga. 

Ông Kortunov nói: “Nếu chúng ta cho rằng cuộc tấn công vào lãnh thổ Ba Lan là do Lực lượng Nga gây ra và Biden nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ NATO, thì điều này có nghĩa là Mỹ sẽ phải tuyên chiến với Nga”. 

Sau tuyên bố của ông Biden, luận điệu của tập thể phương Tây đã thay đổi rõ rệt: Các tuyên bố bắt đầu xoáy vào thực tế rằng tên lửa rơi ở Ba Lan là của Ukraine, nhưng “Nga phải chịu trách nhiệm”. 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng rất có thể đó là một tên lửa nhầm của Ukraine, nhưng vẫn đổ lỗi cho Nga về cuộc chiến tổng thể và hàng loạt sự kiện dẫn đến vụ nổ biên giới chết người. 

Ông Stoltenberg nói:  “Nhưng hãy để tôi nói rõ. Đây không phải là lỗi của Ukraine. Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine”. 

Thủ tướng Anh, Thủ tướng Canada, và Tổng thống Ba Lan cũng cho rằng Kiev đang “tự vệ” và Moscow bị cho là bên có lỗi khi Ukraine đã phóng tên lửa để chặn tên lửa của Nga và rơi xuống lãnh thổ Ba Lan. 

Tuy nhiên, tất cả những luận điệu này càng cho thấy NATO không có bất kỳ “biện pháp thực tế nào để bảo vệ một quốc gia thành viên NATO nếu có một cuộc tấn công của Nga vào Ba Lan”. Tất cả đều bắt đầu từ một lý do: Cả Mỹ và NATO đều ngại một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.

Để đáp trả sự cuồng loạn này của giới chức NATO, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tự hỏi, liệu NATO sẽ xử lý thế nào nếu vụ rơi tên lửa của Ukraine không phải ở Ba Lan mà rơi vào Điện Capitol. Đó sẽ là “một mối phiền toái hay là một chiến thắng”? 

Trò hề chính trị của Kiev

Những tuyên bố của Tổng thống Biden cũng đã biến những cáo buộc của chính quyền Kiev về “cuộc tấn công của Nga nhằm vào thành viên NATO” đã trở thành một trò hề chính trị. 

CNN dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết: “Washington đưa ra đánh giá của mình về vụ việc dựa trên dữ liệu từ quân đội Ukraine. Họ thông báo cho Mỹ và các đồng minh phương Tây khác rằng các hệ thống phòng không của Ukraine đang hoạt động trong khoảng thời gian trùng với thời điểm xảy ra vụ việc ở Ba Lan, cũng như cách địa điểm xảy ra vụ việc không xa.”

Trớ trêu là mọi nỗ lực của chính quyền Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga tấn công một trong các quốc gia thành viên NATO với lời kêu gọi NATO “hành động”, trên thực tế đã gây sốc cho người Mỹ.

Nhà bình luận chính trị nổi tiếng người Mỹ Benny Johnson đã tweet như sau: “Ukraine đã cố gắng bắt đầu Thế chiến III ngày hôm qua khi một tên lửa của Ukraine tấn công một quốc gia NATO và giết chết thường dân vô tội,

“Các nhà lãnh đạo Ukraine đã nói dối và đổ lỗi cho Nga. Hãng tin AP đã chỉ rõ điều này. Các nhà lãnh đạo Ukraine đã nói dối trong khi cố gắng khởi động Thế chiến III toàn diện. Đây là những sự thật.”

Doanh nhân Donald Trump Jr., con trai của cựu tổng thống Trump cũng tweet như sau: “Vì tên lửa của Ukraine đã bắn trúng đồng minh NATO của chúng tôi là Ba Lan, nên ít nhất bây giờ chúng ta có thể ngừng chi hàng tỷ USD để trang bị vũ khí cho Ukraine không?”

Câu hỏi này phải dành cho chính quyền Biden. Bất chấp điều đó, tổng thống Joe Biden đang yêu cầu quốc hội Mỹ phê chuẩn gói viện trợ khẩn cấp hơn 37 tỷ USD cho Ukraine.

Có một sự thật là, cả Mỹ và NATO đều không muốn tham gia vào một cuộc đụng độ trực tiếp với Nga, mà chỉ muốn tiếp tục duy trì một cuộc chiến tranh ủy nhiệm thông qua Ukraine. 

Sự cố tên lửa rơi trên lãnh thổ Ba Lan được thổi bùng rồi tắt lịm một lần nữa cho thấy, Mỹ không cho phép Ba Lan ‘manh động’.  Bởi nhiệm vụ vinh dự chống lại lực lượng Nga chỉ được trao cho Ukraine chứ không phải Ba Lan.

Có thể bạn quan tâm: