Cho đến bây giờ, những người yêu mến nước Nga vẫn chưa chấp nhận cuộc rút lui ở Kherson. Rõ ràng Nga đã ban tặng cho đối thủ một chiến thắng mang tính chính trị, trong khi người Nga ưu tiên cho quân sự hơn là ưu tiên chính trị. 

Chiến thắng vô nghĩa của Ukraine tại Kherson

Việc tái chiếm thành phố Kherson đang được người Ukraine ăn mừng như một chiến thắng vẻ vang. Nhưng rõ ràng ai cũng biết đó là một chiến thắng màu mè nhưng vô nghĩa cho Ukraine, Mỹ, NATO và EU.

Bởi vào sáng ngày 9/11, chỉ vài giờ trước khi Nga công bố cuộc rút quân, một số phóng viên chiến trường Nga đã bày tỏ sự hoài nghi về tin đồn rút quân, vì các  tuyến phòng thủ phía trước của Nga vẫn hoàn toàn nguyên vẹn. Không có bất kỳ khủng hoảng hay rối loạn nào giữa các lực lượng Nga trong khu vực.

Thứ hai, Ukraine đã không có bất kỳ nỗ lực tấn công nào trong khu vực vào thời điểm cuộc rút quân bắt đầu. Thậm chí các quan chức Ukraine còn bày tỏ sự hoài nghi  cho rằng Nga đang giăng bẫy. 

Thực tế, lực lượng Ukraine đã thận trọng tiến vào khoảng trống sau khi các binh sĩ Nga rút lui. Ngay cả khi Nga rút lui, phía Ukraine vẫn sợ hãi khi tiến vào thủ phủ Kherson, bởi những nỗ lực chọc thủng các tuyến phòng thủ tại Kherson của Ukraine hồi đầu tháng 9 đã trở thành nỗi ám ảnh với tổn thất thương vong nặng nề. 

Nhìn chung, việc rút quân của Nga được thực hiện rất nhanh chóng với áp lực tối thiểu từ phía Ukraine. Đây chính là cơ sở cho việc nhận định Nga đang giăng bẫy hoặc là kết quả của một thỏa thuận phòng thủ ngầm đã được thực hiện giữa Mỹ và Nga. Lưu ý là vào hôm 14/11, phát ngôn viên Điện Kremlin, xác nhận có các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, theo reuters.

Trong cả hai trường hợp, người Nga chỉ đơn giản là băng qua sông mà không bị tổn thất, hoặc bị Ukraine truy đuổi như truyền thông dòng chính phương Tây tán tụng. 

Có thể nói, mặt trận Kherson đang có lợi cho Nga, và họ một lần nữa rút lui mà vẫn bảo toàn nguyên vẹn lực lượng chiến đấu.

Việc rút lui khỏi Kherson của tướng Surovikin cho thấy người Nga đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Kherson đang trở thành một mặt trận kém hiệu quả đối với Nga về hậu cần qua sông với năng lực cầu và đường còn hạn chế. 

Về mặt chính trị, điều quan trọng là phải bảo vệ bằng mọi giá thủ phủ Kherson, nhưng về mặt quân sự thì vị trí này sẽ trở nên vô nghĩa nếu Nga không tiến hành các cuộc tấn công theo hướng phía phía nam tới Nikolayev hay Odessa. 

Ngay sau khi nhậm chức Tổng tư lệnh vũ trang Nga tại Ukraine, Tướng Surovikin dường như đang giảm trận chiến ở phía nam, trong khi tập trung cho các trận chiến ở phía bắc và ở Donbass.

Vì vậy việc giữ Kherson sẽ phản tác dụng về mặt quân sự, và làm tăng gánh nặng hậu cần, đồng thời đe dọa đến lực lượng Nga nếu Ukraine thành công trong việc phá hủy các cây cầu hoặc làm vỡ đập.

Bằng cách rút về phía đông, con sông Dnerp đã trở thành một hàng rào phòng thủ tuyệt vời cho lực lượng Nga. 

Rút quân khỏi thủ phủ Kherson làm tăng đáng kể hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga và giảm gánh nặng hậu cần. Điều này phù hợp với mô hình tổng thể cuộc chiến của Nga là giảm tỷ lệ tổn thất cho mình và tạo ra một cỗ máy xay thịt cho đối phương. 

Trong khi cả thế giới chú ý vào chiến thắng không đổ máu ở Kherson, thì lực lượng Nga và Ukraine đã đối đầu trong một trận chiến đẫm máu để giành lấy Pavlovka, và cuối cùng Nga đã giành chiến thắng. Ukraine cũng cố gắng phá vỡ hệ thống phòng thủ của Nga ở trục Svatove, và bị đẩy lui với thương vong nặng nề. 

Tin tức về một thỏa thuận bí mật được chính quyền Biden khởi xướng cho thấy Mỹ/NATO và EU đã cảm nhận rõ Ukraine đang thua trên tất cả các mặt trận: Kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự và thậm chí cả trên dư luận quốc tế.

Át chủ bài trên chiến trường của Nga

Cuối cùng, người Nga đang chậm chạp khi chơi một con át chủ bài, đó là việc phá hủy hệ thống lưới điện của Ukraine. Nga đã định hình chiến dịch này là tước bỏ cơ sở hạ tầng năng lượng sử dụng kép của Ukraine. Có nghĩa là nó vừa phục vụ dân thường, vừa dùng cho mục đích quân sự. 

Các cuộc tấn công phá hủy hệ thống mạng lưới điện vẫn tiếp tục diễn ra nhưng người Nga hiện rất ít đề cập đến nó. Bộ Quốc phòng Nga cũng không đưa những cuộc tấn công này vào “danh sách các cuộc tấn công” hàng ngày của mình. 

Phần lớn, những cuộc tấn công này cũng không đề được nhắc đến trên các kênh truyền thông, bởi NATO/EU không muốn đề cập đến tổn thất khó hồi cứu vãn này.  

Do đó, với sự im lặng kỳ lạ về chiến dịch này, thật khó để biết mục tiêu của Nga là gì. Trang Kyiv Novyny ngày 13/11 viết như sau: 

“Ở Kiev, họ có thể bắt đầu cắt điện trong một khoảng thời gian dài hơn. Nguyên nhân là do nhiệt độ không khí giảm. Điều này đã được giám đốc điều hành của DTEK Dmytro Sakharuk công bố.

Ông Sakharuk cho biết:  “Khi nhiệt độ giảm xuống ở nước ta, lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Cứ giảm 5-7 độ nhiệt độ thì trung bình có thêm 10% lượng tiêu thụ điện trên lãnh thổ Ukraine.

Theo ông, nếu các chuyên gia không có thời gian sửa chữa và tăng lượng điện cung cấp cho thủ đô Kiev thì thời gian mất điện có thể tăng lên”.

Nếu Ukraine chỉ còn ở mức 60% sản lượng điện thông thường, và nếu 10% lượng tiêu thụ tăng lên do thời tiết lạnh giá, điều đó có nghĩa là Ukraine chỉ 54% sản lượng điện để chống chọi với thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, Liệu châu Âu có bù đắp được 46% sản lượng còn lại cho Ukraine hay không?

Ngoài ra, có rất ít thông tin hay các cuộc thảo luận về tác động của hậu quả này đối với các doanh nghiệp Ukraine. Có bao nhiêu doanh nghiệp có thể hoạt động với tình trạng mất điện thường xuyên? Nền kinh tế Ukraine đang ở trong tình trạng tuyệt vọng. Tình trạng thiếu điện sẽ chỉ làm gia tăng cuộc khủng hoảng, đồng nghĩa là Mỹ và EU sẽ phải cung cấp nhiều tiền hơn nữa nếu không muốn chính quyền Kiev sụp đổ.

Ukraine và phương Tây cũng yên lặng một cách kỳ lạ trước hậu quả mất điện này. Tuy nhiên, kênh News.sky hôm 7/11 cho biết, thị trưởng thành phố Kiev Vitali Klitschko đang khuyến khích người dân Kiev rời thủ đô trong trường hợp Kiev mất điện hoàn toàn. 

Nhưng người dân Kiev sẽ đi đâu khi thủ đô này có khoảng 3 triệu cư dân?  Cũng cần khẳng định là tình trạng mất điện trên diện rộng tại các khu vực lân cận Kiev cũng không khá hơn thủ đô là mấy. 

Điều đó có nghĩa là Nga có đòn bẩy to lớn thông qua khả năng kích hoạt làn sóng di cư ồ ạt của người tị nạn, trong đó Ba Lan – đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu có thể là nước tiếp nhận nhiều nhất.

Vấn đề là chính quyền Biden đang lèo lái châu Âu đi vào con đường thảm họa. Hàng triệu người dân châu Âu đang phải trả cái giá quá cao vì giới lãnh đạo theo chủ nghĩa toàn cầu đã ủng hộ hết mình cho cuộc chiến tại Ukraine. 

Chưa dừng ở đó, chính sách đối ngoại sai lầm của chính quyền Biden còn đẩy Nga ngã vào vòng tay của 2 đối thủ sừng sỏ nhất của Mỹ, đó chính là Trung Quốc và Iran.

Liên minh đáng gờm Nga-Iran-Trung Quốc

Trong bối cảnh Nga rút lui khỏi thành phố Kherson thì thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev đã thủng thẳng bay tới Iran hôm 10/11. Chuyến thăm của một vị phụ tá thân cận nhất của Tổng thống Putin đến Quốc gia hồi giáo này tương đương với một cú đấm trực tiếp vào chiến lược địa chính trị của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Chuyến thăm cũng đánh dấu một thời điểm quan trọng trong quan hệ đối tác Nga-Trung, và đặt một dấu hiệu chỉ dẫn về quỹ đạo của cuộc chiến ở Ukraine. 

Các phương tiện truyền thông nhà nước Iran dẫn lời Tổng thống Ebrahim Raisi cho biết: “Sự phát triển về mức độ và sự mở rộng quy mô chiến tranh [ở Ukraine] gây ra lo ngại cho tất cả các nước”.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phản ứng nhanh chóng vào ngày hôm sau với phát ngôn viên Ned Price cảnh báo rằng “Đây là một liên minh ngày càng sâu sắc mà toàn thế giới nên coi là một mối đe dọa sâu sắc… đây là một mối quan hệ sẽ có những tác động, có thể có những tác động vượt ra ngoài bất kỳ quốc gia nào”.

Đáng chú ý là, các cơ quan an ninh Nga hiện chia sẻ thông tin với những người đồng cấp Iran về các hoạt động thù địch của các cơ quan tình báo phương Tây. 

Ngoài ra, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cũng công khai đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Ả rập xê út và Iran. Tất cả những điều này đang khiến chính quyền Biden phát điên. 

Rõ ràng, quá trình bình thường hóa giữa Ả-rập Xê-út và Iran, vốn là hai cựu thù đã khiến Tổng thống Biden lo lắng. Bởi sự thay đổi mô hình này có lợi cho phía Nga. Cùng với liên minh dầu mỏ chiến lược với Ả Rập Xê-út, Nga hiện đang làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược với Iran.

Điều khiến Washington lo ngại nhất là Tehran đang áp dụng một chiến lược chung với Moscow để tiến hành cuộc tấn công và đánh bại việc vũ khí hóa các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Trong khi ấy Tổng thống Biden đã thất bại trong việc thay đổi lập trường của Trung Quốc đối với Nga. 

Cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 cho thấy tiến triển như mong đợi trong việc khơi thông quan hệ Mỹ-Trung đã không xảy ra. 

Mọi con mắt đã đổ dồn vào việc Trung Quốc có tiếp tục chống lại sức ép của phương Tây đối với Ukraine hay không, vì Bắc Kinh chưa một lần lên án Nga, đồng thời kêu gọi đàm phán và tránh leo thang.

Nhà khoa học chính trị người Mỹ Malek Dudakov cho biết: “Bắc Kinh không có lý do gì để từ chối dầu mỏ, thực phẩm và phân bón do Nga cung cấp. Tham gia ngưỡng giá đối với các nguồn năng lượng của Nga đơn giản là không có lợi cho Trung Quốc”. 

Có thể nói, cho tới lúc này, dù đổ cả đống tiền của và vũ khí vào hố đen Ukraine, cả Mỹ, NATO và EU dường như vẫn nhận thất bại cay đắng.

Có thể bạn quan tâm: