Những thành tựu về kinh tế của Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua là rất ấn tượng. Nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua quy mô của Mỹ trong thập kỷ tới. Nhưng đối với Michael Beckley, Trung Quốc chỉ là “người khổng lồ chân đất sét”.

Khoa học công nghệ – người khổng lồ chân đất sét

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Trung Quốc đã làm thế giới kinh ngạc với thành tựu trong lĩnh vực hàng không không gian, công nghệ thông tin, quân sự… Nhưng khi phân tích sâu, trong lĩnh vực công nghệ thông tin Trung Quốc có khổng lồ hay không? Nếu chỉ đơn thuần đánh giá qua việc các sản phẩm smartphone, laptop của Huawei; ZTE, Levono ngày càng chiếm thị phần áp đảo trên thế giới; người ta sẽ dễ dàng cho là có.

Huawei được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi, một cựu kỹ sư của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Vào thời điểm thành lập, Huawei tập trung vào sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện thoại, nhưng từ đó mở rộng kinh doanh bao gồm xây dựng mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ và thiết bị tư vấn và vận hành cho các doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc, và sản xuất thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng.
Sau cú ra đòn bất ngờ của những ông lớn công nghệ Mỹ như Google; Intel, Qualcomm, Xilinx Inc. Broadcom Inc… tuyên bố tạm ngưng hợp tác (dừng cung cấp phần cứng, phần mềm, dịch vụ) với Huawei; ZTE, người ta mới nhận ra rằng nền công nghệ hùng mạnh Trung Quốc; chỉ là một gã khổng lồ với đôi chân bằng… đất sét. Theo Techrada

Để tăng tốc độ phát triển công nghệ, Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất; ít tốn kém và vô đạo đức nhất: Sao chép làm nhái của thiên hạ.

Công ty được Konosuke Matsushita lập năm 1918 để bán phích cắm điện và đui đèn 2 bóng (duplex lamp sockets). Năm 1923, công ty này sản xuất một chiếc đèn xe đạp. Năm 1926, sản phẩm đầu tiên hàng đưa ra thị trường dưới nhãn hiệu National. là đèn pin với pha đèn hình vuông. Kể từ đó, hãng đã thành nhà sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản. Ngoài sản phẩm điện tử tổng hợp, Matsushita còn sản xuất các sản phẩm không phải là điện tử khác như các home renovation services. Từ năm 1955, công ty mở rộng mạng lưới bán hàng ra nước ngoài và khiến nhãn hiệu Panasonic nổi tiếng khắp thế giới

Matsushita là công ty lớn thứ 59 thế giới năm 2007 theo xếp hạng của Forbes Global 500 và nằm trong 20 công ty hàng đầu về doanh số sản phẩm bán dẫn
Và người Nhật chính là nạn nhân đầu tiên. Từ đầu thập niên 1990 cho đến đầu thập niên 2000; những sản phẩm điện tử tiêu dùng nổi tiếng của xứ hoa đào mang thương hiệu JVC (Victor Company of Japan, Ltd), Kenwood (Kenwood Corporation), Panasonic, Pioneer đều bị các hãng Trung Quốc sao chép vô tội vạ và bán với giá rất rẻ để giành thị trường. Hậu quả là công nghệ điện tử tiêu dùng của Nhật đã sụp đổ tan tành, các hãng Nhật lừng lẫy một thời suýt nữa đi đến bờ vực phá sản.

Người khổng lồ được thổi lên nhờ truyền thông

Theo chuyên gia Beckley, Trung Quốc chi rất nhiều tiền để thao túng truyền thông, đánh bóng, tô hồng. Sự thực Trung Quốc nghèo hơn, kém phát triển hơn nhiều so với tuyên truyền; chỉ cần đi ra khỏi đô thị là thấy rất nhiều người nghèo khổ.

Thế nhưng, kỹ thuật tuyên truyền có giúp cho Trung Quốc tạo cho mình hình ảnh người khổng lồ vẫn lòi ra cái đuôi giả dối.

Lịch sử Trung Quốc là 1 trong 4 nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt nguồn từ lưu vực phì nhiêu của 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang) trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh dân tộc của quốc gia Trung Hoa đầu tiên được cho là tại trung và hạ lưu của sông Hoàng Hà trước tiên (Đồng bằng Hoa Bắc) mà dần mở rộng và phát triển và duy trì như ngày nay. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời, vĩ đại nhất thế giới.
Hình ảnh các thành phố lộng lẫy không che giấu được thực trạng bất công. Hệ thống an sinh xã hội chỉ có hình thức. Bên cạnh một thiểu số giàu có, xa hoa, thì đại đa số người dân khi ốm đau không được chăm sóc đúng nghĩa. Về dân số, từ nay cho đến giữa thế kỷ 21; Trung Quốc sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động; nhưng có thêm 300 triệu người trên 65 tuổi”… Theo Nikkei Asia

Tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục nhưng thu nhập trung bình của người Trung Quốc chỉ bằng 1 phần 8 người Mỹ.Beckley cũng đi thăm các đô thị mới – những thành phố ma không người ở và những công trình dở dang.

Thực lực của người khổng lồ chân đất sét

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, có thể nhận thấy Hoa Kỳ có số hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử gấp từ 5 đến 10 lần Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc luôn phải bận bịu trấn áp dân chúng duy trì ổn định nội địa và ức hiếp láng giềng.

Các quan chức Hoa Kỳ đã cáo buộc các điệp viên và tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp các công nghệ quân sự nhạy cảm và hàng đầu của Mỹ bao gồm máy bay ném bom tàng hình B-2, C-17, máy bay tấn công tàng hình F-117, F-22 và máy bay chiến đấu tàng hình F-35, động cơ máy bay, máy bay trực thăng quân sự, máy bay không người lái, phương tiện dưới nước không người lái, tàu khu trục, tàu đổ bộ đệm không khí, tàu ngầm, tên lửa, vệ tinh, hệ thống vũ khí, robotics, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, ổ đĩa trạng thái rắn, thông tin di động di động, phần mềm trong số hầu hết các loại vũ khí và công nghệ tiên tiến.
Về quân sự, nếu gây chiến với Đài Loan chẳng hạn; Trung Quốc có nhiều lợi thế vì dùng sân nhà làm căn cứ; nhưng nếu phải tấn công xa hơn thì không đủ năng lực. Người ta thường nói rằng quân đội Trung Quốc tay to nhưng chân thì teo tóp: sở hữu nhiều hỏa tiễn cực mạnh và đa dạng, nhưng lại không có các phương tiện tương ứng như máy bay ném bom chiến lược, hàng không mẫu hạm, máy bay tiếp liệu, căn cứ quân sự như Mỹ hiện có ở khắp nơi trên thế giới. Theo The National Interest

Chân đất sét

Khi thế giới đón nhận Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2001; họ nghĩ đơn giản rằng Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, sẽ tuân thủ luật chơi quốc tế… Nhưng rồi, tất cả đều vỡ mộng!

Tương lai của Trung Quốc sẽ là sụp đổ hay đình trệ một cách có hệ thống? Trong khi Phương Tây nhận thấy sự chia rẽ và phân cực trong các nền dân chủ của họ, còn Trung Quốc lại rất nỗ lực che giấu vấn đề, nguỵ tạo phồn vinh… Không dám đối diện thì chẳng thể xử lý được những vấn đề tồn đọng.

Chưa biết lá bài chính trị Joe Biden (Dô-Bại-Đần) có giúp bổ trụ, chắp cánh cho giấc mộng Trung Hoa… xây dựng một thế giới đại đồng Hợp Chủng Quốc Trung Hoa (Trung+ Hoa Kỳ) không; còn hiện tại gã khổng lồ vẫn đang cố gượng đứng trên đôi chân đất sét…

Hình ảnh minh họa trong bài chụp lại trang bìa của các nguồn trích dẫn