Chính quyền Tổng thống Donald Trump gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm bảo vệ luật pháp quốc tế về Biển Đông; khi Trung Quốc tiếp tục bành trướng trong khu vực.

Dưới đây là các tin thế giới nổi bật sáng Chủ nhật ngày 22/11/2020:

Bảo vệ luật pháp quốc tế về Biển Đông không phải là ‘chủ nghĩa đế quốc’

Việc Mỹ và các đồng minh bảo vệ luật pháp quốc tế về Biển Đông không phải là chủ nghĩa đế quốc, theo ông John Chan từ Singapore viết trên SCMP.

Thông điệp của ông là nhằm đáp lại một bài bình luận khác của một cư dân Trung Quốc; cho rằng Mỹ “đe dọa kiểu đế quốc” đối với Trung Quốc và Washington sẽ phải “trả giá đắt” nếu can thiệp vào Biển Đông.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đi qua Biển Đông. Chính quyền Trump gia tăng hiện diện ở Biển Đông nhằm bảo đảm luật pháp quốc tế về Biển Đông trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đi qua Biển Đông. Chính quyền Trump gia tăng hiện diện ở Biển Đông nhằm bảo đảm luật pháp quốc tế về Biển Đông trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.

“Việc ông W.L. Chang dùng từ ‘đế quốc’ đối với các hành động của Mỹ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông là vô lý”, ông Chan lập luận.

“Mỹ không có tuyên bố chủ quyền với những vùng biển này. Ngược lại, Trung Quốc coi những vùng biển này là của riêng; đó là hành vi thâu tóm lãnh thổ; dù nó đã bị bác bỏ tại Tòa trọng tài thường trực ở La Hay vào năm 2016”.

“Không ai muốn chiến tranh. Tuy nhiên, như lịch sử đã chỉ ra rằng việc xoa dịu các hành vi gian xảo sẽ không dẫn đến hòa bình và ổn định khu vực và toàn cầu. Chỉ có đảm bảo thực thi luật pháp quốc tế mới làm được điều đó. Hy vọng rằng Trung Quốc và những người ủng hộ họ sẽ sớm hiểu ra khái niệm này.”

Nhật từng có kế hoạch tuần tra Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Hôm 21/11, các nguồn tin tiết lộ với Japan Times rằng; Nhật Bản từng có kế hoạch tuần tra gần một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.

Kế hoạch này là nhằm đáp trả việc Trung Quốc tiết vào phạm vi 12 hải lý của quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) lần đầu tiên vào ngày 9/6/2016.

Tuy nhiên, kế hoạch tuần tra Biển Đông đã không được thực hiện; vì chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe khi đó đang tìm cách cải thiện quan hệ Nhật – Trung.

Hàng trăm người tập trung ở Georgia, kêu gọi ‘chấm dứt vụ trộm’

Breitbart đưa tin, hàng trăm nhà hoạt hôm 21/11 đã tập trung tại Atlanta, Georgia để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump; và yêu cầu “chấm dứt vụ trộm”; ám chỉ tình trạng gian lận phiếu bầu cho ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Sự kiện này diễn ra sau khi chính quyền bang Georgia xác nhận kết quả kiểm phiếu lại; và tuyên bố phần thắng nghiêng về ông Biden. Tổng thống Trump cho rằng cuộc kiểm phiếu lại ở Georgia là “vô nghĩa”; vì các chữ ký không được xem xét kĩ càng và có khả năng bị giả mạo.

Trump sắp công bố bằng chứng về gian lận bầu cử ở Georgia

Tổng thống Trump cho biết ông sắp công bố bằng chứng cho thấy tình trạng gian lận phiếu bầu tại Georgia – bang vừa chứng nhận chiến thắng của ứng viên Dân chủ Joe Biden.

Ông Trump viết trên Twitter hôm 21/11: “Sắp công bố thông tin về gian lận bầu cử lớn liên quan đến Georgia. Hãy đón xem”.

Tập Cận Bình kêu gọi lập ‘tường lửa toàn cầu’ chống COVID-19

Nikkei đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21/11 kêu gọi thành lập “tường lửa toàn cầu” để chống lại virus nCoV.

“Đầu tiên, hãy xây dựng một bức tường lửa toàn cầu chống lại COVID-19. Trước tiên, chúng ta phải kiểm soát dịch bệnh này ở trong nước; và trên cơ sở đó tăng cường trao đổi, hợp tác để giúp đỡ các quốc gia có nhu cầu”, ông Tập tuyên bố tại sự kiện trực tuyến G20, do Ả Rập Xê Út chủ trì.

Ông Tập Cận Bình ho trong lúc phát biểu (ảnh chụp màn hình CCTV13).
Ông Tập Cận Bình ho trong lúc phát biểu (ảnh chụp màn hình CCTV13).

COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc; sau đó lây lan tới 218 quốc gia, với hơn 58 triệu ca nhiễm. Chính quyền Trung Quốc bị chỉ trích là đã che giấu thông tin về dịch bệnh; cho phép các chuyến bay nước ngoài ra vào Trung Quốc khi dịch bệnh mới bùng phát, khiến virus corona phát tán toàn cầu.