Tổng thống Putin hiểu rằng việc Mỹ và NATO từ bỏ Afghanistan là một thất bại thảm hại, và họ đã dồn hết sức để đặt cược vào Ukraine. Vì vậy, mất cả Kabul và Kyiv sẽ là đòn chí mạng đánh thẳng vào uy tín của khối này.
Sự cố phá hoại hai đường ống Nord Stream 1 và 2
Hiện tại Gazprom tiết lộ rằng đường ống B của Nord Stream 2 vẫn còn nguyên vẹn; nó không chỉ thoát khỏi bị phá hoại mà còn có thể sẵn sàng bơm khí đốt sang Đức, theo Presstv.ir.
Theo các kỹ sư hải quân Nga, việc sửa chữa ba vị trí bị thủng kia sẽ không thành vấn đề: tất cả sẽ diễn ra trong vòng hai tháng.
Công ty Gazprom Nga đã đề nghị sửa chữa Nord Stream – miễn là người châu Âu cư xử như những người trưởng thành và chấp nhận các điều kiện an ninh nghiêm ngặt.
Nhưng điều đó đã không xảy ra. “Cuộc điều tra” về cách xảy ra vụ phá hoại đường ống giống như đang cố tình làm khó cho người Nga, theo Reuters.
Các nhà điều hành của Nord Stream 1 và 2 là Nord Stream AG và Nord Stream 2 AG có trụ sở tại Thụy Sĩ, đã không thể tiếp cận hiện trường vụ án vì những hạn chế vô lý do người Đan Mạch và Thụy Điển cố tình nhiêu khê trong vấn đề thủ tục chờ 20 ngày mới được cấp “giấy phép”.
Cảnh sát Copenhagen đang xử lý hiện trường vụ án gần vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch, song song với Lực lượng bảo vệ bờ biển Thụy Điển xung quanh vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển.
Cách làm việc này giống hệt như kiểu NATO đang tự điều tra NATO khi Thụy Điển sắp gia nhập NATO – đã từ chối chia sẻ với Nga về kết quả của cuộc “điều tra” nội bộ NATO về thủ phạm đã cho nổ đường ống Nord Stream, Reuters đưa tin.
Tất cả đều cho thấy có một hành động “unfair” trong nội bộ NATO chống lại một quốc gia thành viên NATO chính là nước Đức.
Vì vậy, đã có những lo ngại chỉ ra rằng, các thành viên NATO có thể làm “biến mất” hoặc giả mạo, xóa dấu tích hiện trường trong khoảng thời gian 20 ngày cần thiết để cấp “giấy phép” cho chủ sở hữu Nord Stream.
Trong khi đó, hậu quả của cuộc chiến năng lượng do Mỹ áp đặt với châu Âu chống lại Nga sẽ tiếp tục chồng chất, và khiến EU thiệt hại lên tới 1,6 nghìn tỷ euro, theo một báo cáo của Yakov & Partners, bộ phận cũ của McKinsey ở Nga.
Bất chấp những tổn thất nặng nề từ việc hai đường ống Nord Stream 1 và 2 bị tấn công, có rất ít tờ báo đề cập đến điều này. Điều đó có nghĩa là Kế hoạch A của các nghi phạm đã khởi tác dụng: Đó là tạo ra sự thiếu hụt khí đốt tự nhiên nghiêm trọng, dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa của châu Âu, tất cả là một phần của Cuộc tái thiết vĩ đại của giới tinh hoa toàn cầu.
Việc sửa chữa đường ống Nord Stream “sẽ chỉ có ý nghĩa trong trường hợp tiếp tục hoạt động và bảo mật”.
Việc châu Âu mua khí đốt trên thị trường giao ngay sẽ gây ra khoản lỗ 300 tỷ euro cho các quốc gia thuộc khối EU, theo DW.com)
Giá năng lượng tăng không phải do Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga mà do chính sách trừng phạt của phương Tây.
Chiến dịch chống khủng bố
Chiến dịch quân sự đặc biệt đã nhanh chóng chuyển đổi thành Chiến dịch chống khủng bố, ngay cả khi Nga không có thông báo chính thức. Cách tiếp cận đầy ấn tượng của vị tướng Tổng chỉ huy Surovikin “Armageddon” đã tự nói lên điều đó.
Người Nga không thất bại ở bất kỳ đâu dọc theo chiến tuyến dài hơn 1.000 km. Việc Nga rút lui khỏi Kharkov có thể là một bước đột phá, trong khi truyền thông dòng chính phương Tây cho rằng Moscow thể hiện ‘sự yếu kém’.
Giảm thiểu tối đa thiệt hại và Bảo toàn lực lượng mới là yếu tố quan trọng then chốt của Điện Kremlin, khi quân số Nga quá mỏng phải dàn trải trên một chiến tuyến dài hơn 1.000 km.
Hãy xem việc Nga rút lui khỏi Kharkov giống như một cái bẫy. Điều đó khiến chính quyền Kyiv hả hê và Tổng thống Zelensky châm biếm mỉa mai việc rút lui của Nga đồng nghĩa là “bỏ trốn”, và từ đó họ đã từ bỏ mọi cảnh giác và lao vào vòng xoáy khủng bố phá hoại, từ vụ ám sát Darya Dugina, phá hoại đường ống Nord Stream cho đến âm mưu nổ tung Cầu Crimea.
Tổng thống Putin có thể đã hy sinh một quân cờ Kharkov trong một thời gian nữa. Vì suy cho cùng, nhiệm vụ của Chiến dịch đặc biệt không phải là để trấn giữ địa hình, mà là phi quân sự hóa Ukraine.
Thật không may, khi Nga rút quân khỏi Kharkov thì Ukraine lại dồn lực lượng khá đông về đây. ĐIều này cho phép Nga dễ dàng tập trung hỏa lực pháo binh vào lòng chảo này, và tổn thất của binh sĩ Ukraine không hề nhỏ, khoảng 2.000 lính đã tử trận, theo TASS.
Điện Kremlin thậm chí được cho là đã thắng thời hậu Kharkov. Tất cả các thiết bị quân sự Ukraine tích lũy trong khu vực, đều trở thành mục tiêu tấn công không ngừng của lực lượng Nga.
Sau trận Kharkov, NATO và chính quyền Kyiv tin rằng Nga suy yếu nên táo bạo gây ra một loạt các động thái khiêu khích, đã tạo cơ hội cho phép Tổng thống Putin cuối cùng trở thành người kiểm soát, thông qua cái cớ chống khủng bố để tập kích trên toàn lãnh thổ Ukraine, loại bỏ 50% cơ sở năng lượng của nước này và biến NATO thành chú gà trống choai đứng nhìn đồng minh Ukraine hứng chịu bão lửa.
Vụ nổ Cầu Crimea có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Nhưng Nga hẳn chưa hoàn toàn cởi trói Chiến dịch đặc biệt quân sự. Thói quen sử dụng vũ khí trên không của Tướng Armageddon có thể vẫn được coi là một đòn răn đe gửi tới Tổng thống Zelensky.
Đòn chí mạng vào uy tín của NATO
Moscow dường như đang chuẩn bị một cách có hệ thống cho cuộc tấn công quân sự tiếp theo. Như hiện tại, rõ ràng là trục Anh-Mỹ sẽ không đàm phán.
Người Nga đã biết rõ lý do tại sao chính quyền Biden không thể đàm phán. Đơn giản Ukraine có thể chỉ là một quân cờ tốt thí trong ván cờ của Mỹ, nhưng quốc gia này vẫn là một trong những nút địa chính trị quan trọng nối giữa hai lục địa Á- Âu. Bất cứ ai kiểm soát được Ukraine, họ tin rằng sẽ chiếm được địa lý chiến lược để phong tỏa Nga.
Tổng thống Putin cũng hiểu rằng việc Mỹ và NATO từ bỏ Afghanistan là một thất bại thảm hại, và họ đã dồn hết sức để đặt cược vào Ukraine. Vì vậy, mất cả Kabul và Kyiv sẽ là đòn chí mạng đánh thẳng vào uy tín của khối này.
Từ vụ phá hoại Nord Streams đến nổ cầu Crimea cho thấy NATO và Kyiv đang nỗ lực theo đuổi một trò chơi tuyệt vọng. Nhưng kho vũ khí của NATO hầu như đã cạn kiệt và Châu Âu cũng đang ở mức rất thấp.
Josep Borrell, quan chức Ngoại giao cấp cao của EU tuyên bố: “Kho dự trữ quân sự của hầu hết các quốc gia thành viên [NATO ở Châu Âu] đã cạn kiệt, nhưng đã cạn kiệt với tỷ lệ cao, bởi vì chúng tôi đã cung cấp rất nhiều năng lực cho người Ukraine”, theo CNBC.
Trong khi ấy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với tờ The New York Times rằng: “Chúng tôi hiện đang làm việc với ngành công nghiệp để tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược”.
Nhưng tăng cường sản xuất quốc phòng không phải là một kỳ công nhanh chóng hay dễ dàng.
Chính trường và Chiến trường Ukraine giờ dây đã được quản lý bởi các quan chức NATO, trên một địa hình được trang bị pháo tầm xa HIMARS và rải đầy lính đánh thuê từ ít nhất 34 quốc gia.
Vì vậy, Moscow có thể buộc phải làm mọi cách – như cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gọi cuộc tấn công hàng loạt của Nga vào cơ sở hạ tầng của Ukraine là “tập đầu tiên”, và việc phá bỏ chế độ chính trị của Ukraine phải là mục tiêu tiếp theo của Nga.
Và nếu NATO vẫn ngăn chặn nó, cuộc đụng độ trực tiếp giữa Mỹ, NATO và Nga sẽ không thể tránh khỏi.
Lằn ranh đỏ mỏng manh của NATO chính là họ không thể để mất Kyiv như đã từng mất Kabul.
Tuy nhiên, hai hành động phá hoại Nord Stream và ở Crimea đã tạo ra một lằn ranh đỏ rõ ràng hơn nhiều đối với người Nga, và tất nhiên họ sẽ không cho phép Mỹ và NATO kiểm soát quốc gia láng giềng Ukraine của họ bằng mọi giá.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của Tin360.
Có thể bạn quan tâm: