Có một cơn bão hoàn hảo đang bùng phát trên mặt trận chính sách đối ngoại ở Mỹ, được kích hoạt bởi quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+. Điều này không chỉ khiến người dân Mỹ phải đối mặt với giá dầu khí tăng cao, mà còn cho thấy các chính sách đối ngoại của Chính quyền Biden đã sai lầm và đang gánh chịu thất bại.
Nội dung chính
Mỹ đã sai lầm trước đó
Tuy nhiên, không phải bây giờ Mỹ mới mắc sai lầm, mà trước đó Mỹ đã khiêu khích Nga bằng cách hậu thuẫn một cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Ukraine thân Nga vào năm 2014 ở thủ đô Kiev. Tất nhiên, Nga đáp trả bằng việc sáp nhập bán đảo Crimea.
Vào năm 2016, Đảng Dân chủ đã tìm cách trả thù bằng cách đưa ra những tuyên bố giả mạo về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ. Để biện minh cho thất bại của mình, Hillary Clinton đã tạo ra một vụ ‘Russiagate’, với việc cáo buộc Donald Trump thông đồng với Nga, theo Washington Post.
Tất nhiên, vụ ‘Russiagate’ là hoàn toàn dàn dựng để gây cản trở cho sự đắc cử của ứng viên Donald Trump, và cũng đủ tạo ra một bầu không khí chống Nga cuồng nhiệt tại Mỹ, đặc biệt là trong các thành viên đảng Dân chủ.
Thêm vào đó là sự thiếu hiểu biết về khả năng kinh tế và công nghệ của Nga. Các chính trị gia Mỹ đã dựa vào các kênh truyền thông thiên vị tạo ra một bức tranh sai lệch về Nga, ví dụ như truyền thông chỉ đơn giản lặp lại những định kiến sai lầm về Putin như là một “nhà lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền”, theo Politico.
Mỹ đẩy Nga và Trung Quốc vào một liên minh gắn kết hơn
Người Nga vẫn bình tĩnh, bất kể Mỹ và EU có đưa ra những lời lẽ vô nghĩa nào. Nga có thể làm được điều này bởi họ biết rằng, họ không chỉ có ưu thế về quân sự mà còn có khả năng chiến thắng trong một cuộc chiến, khi nắm trong tay quá nhiều ‘vũ khí’ quan trọng.
Khi Mỹ và EU đe dọa Nga bằng ‘các lệnh trừng phạt đến từ địa ngục”, chính quyền Biden hy vọng sẽ phá hủy nền kinh tế của Nga để sau đó làm tan rã liên bang Nga. Đó là một hy vọng viển vông. Bởi Nga là một cường quốc nắm trong tay gần như tất cả mọi nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho toàn thế giới, và đặc biệt cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp ở châu Âu.
Một chiến lược trừng phạt chống lại Nga là bất khả thi. Thay vì tách Nga ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đã vô tình đẩy họ vào một liên minh gắn kết hơn. Đó là sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất mà chính quyền Biden đã mắc phải.
Thay vì áp dụng một thế trận chiến lược mới để hỗ trợ cho chiến lược Xoay trục sang châu Á, giờ đây Mỹ lại đang chuyển quân trở lại châu Âu, và dồn cả nguồn lực tài chính, quân sự vào một quốc gia mà Mỹ không có quyền lợi nhiều như Ukraine.
Thông qua NATO, Mỹ đã xây dựng quân đội Ukraine với ý định sử dụng nó để chống lại Nga, như Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã tự hào tuyên bố :
“Các nước Đồng minh NATO cung cấp hỗ trợ quân sự ở mức độ chưa từng có cho Ukraine. Trên thực tế, Đồng minh NATO và NATO đã có mặt từ năm 2014 – được đào tạo, trang bị và hỗ trợ Lực lượng vũ trang Ukraine.”
Các lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và EU hoàn toàn thất bại
Cũng chỉ mất vài tuần là đã có thể nhận ra các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đã hoàn toàn thất bại. Trong những ngày đầu tiên, đồng Ruble giảm mạnh để rồi trở lại mạnh mẽ hơn nhiều. Không có sự thiếu hụt nào đối với người tiêu dùng Nga, nhưng các lệnh trừng phạt đã bóp nghẹt đời sống của chính người tiêu dùng Mỹ và châu Âu.
Khi giá xăng dầu tăng cao đe dọa làm mất cơ hội của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Biden đã vội vã rút dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ chiến lược, để trợ giá xăng dầu .
Và đó là một phát súng ngang nhiên vượt mặt OPEC và OPEC+. Mỹ không chỉ trừng phạt các nhà sản xuất dầu lớn trong khối như Iran, Venezuela mà còn kích động cuộc chiến chống lại nước sản xuất dầu lớn thứ ba là Nga, và chọc giận nước lớn thứ hai là Ả Rập xê út.
Và cuối cùng OPEC + đã khai hỏa bằng cách cắt giảm ngoạn mục 2 triệu thùng dầu/ngày.
Quyết định của OPEC càng khẳng định rằng, Washington đã mất đòn bẩy đối với các nước sản xuất dầu mỏ, đặc biệt được cho là do mối quan hệ của Mỹ với Ả rập xê út xấu đi trong nhiệm kỳ tổng thống Biden.
Chính quyền Biden đã phớt lờ thực tế rằng, dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn năng lượng thống trị trên toàn thế giới trong tương lai gần, cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ máy bay, ô tô, hệ thống sưởi cho đến các nhà máy sản xuất trên khắp thế giới.
Chính quyền Biden cũng phớt lờ rằng, những quốc gia sở hữu trữ lượng dầu như Nga sẽ nắm giữ quyền lực lớn đối với các đối tác, trong khi các đối tác là những người mua dầu thì phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ ngoại giao dầu mỏ.
Trong lịch sử, các quốc gia phương Tây hiểu rõ sự cấp thiết phải duy trì mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước sản xuất dầu mỏ. Nhưng chính quyền Biden đã không ngần ngại xúc phạm Ả Rập Xê Út là “Pariah” – nghĩa là quốc gia bất trị, và gọi Putin là “kẻ đồ tể”.
Các cường quốc phương Tây quá ngây thơ khi nghĩ rằng một siêu cường năng lượng như Nga có thể bị “xóa sổ” khỏi hệ sinh thái một cách đơn giản. Trong “cuộc chiến năng lượng” với Nga, phương Tây đơn giản chỉ là những người cuối cùng sẽ thua cuộc.
Cơn bão hoàn hảo
Đỉnh điểm của sự thiển cận đó là việc G7 ra các biện pháp trừng phạt nhằm giới hạn giá dầu của Nga, đã cho thấy giới tinh hoa tại Mỹ và châu Âu không còn có thể hành động một cách lý trí được nữa. Thay vào đó, họ đang gia tăng gấp đôi kế hoạch trừng phạt điên rồ nhất.
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn buộc một ông lớn sản xuất hàng hiếm bán những hàng hóa giá trị đó thấp hơn giá thị trường chung? Đó là một điều bất khả thi về mặt kinh tế.
Một điều quan trọng hơn nữa là, tất cả các thành viên trong nhóm OPEC + đều đồng thuận rằng, kế hoạch trừng phạt Nga cũng chính là một cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai đối với họ.
Nếu hôm nay là Nga bị trừng phạt, thì ngày mai cũng có thể là Ả Rập Xê-út hoặc Iraq. Quyết định của G7 cũng sẽ làm xói mòn vai trò chủ chốt của OPEC trong việc điều tiết thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Do đó, OPEC đã chủ động tấn công. Quyết định cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng / ngày và giữ giá dầu trên 90 USD / thùng là một sự nhạo báng đối với quyết định của G7.
OPEC cũng tính toán rằng, Washington không còn gậy hay cà rốt để đáp trả lại OPEC +. Thời điểm này, Mỹ cũng không có một đồng minh nào trong nhóm OPEC + nữa.
Việc OPEC cắt giảm sản lượng sẽ dẫn tới giá dầu và khí đốt tại Mỹ tăng cao, và Mỹ sẽ phải cắt giảm xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu trong nước. Nếu điều này xảy ra, châu Âu sẽ là bên chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times mới đây, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã cảnh báo rằng, khi mùa đông đến gần, nếu giá năng lượng không được hạ xuống, “chúng ta đang có nguy cơ phải loại bỏ các ngành công nghiệp và hậu quả lâu dài thực sự rất nặng nề”.
Thủ tướng De Croo cũng cảnh báo về khả năng xảy ra bất ổn xã hội và bất ổn chính trị ở các nước châu u như sau: “Người dân của chúng tôi đang nhận được những hóa đơn hoàn toàn điên rồ. Đến một lúc nào đó, mọi chuyện sẽ đổ sập. Tôi hiểu rằng mọi người đang tức giận. . . mọi người không có khả năng để trả nó. ”
Cơn bão hoàn hảo này trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden cũng có thể tác động đến kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11, và mang lại đa số cho đảng Cộng hòa tại Thượng viện, và có khả năng sẽ xoay chuyển cục diện tại Ukraine. Và Putin đang chờ thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm: