Gần 10 ngày sau cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo tình báo cấp cao của Mỹ và Nga, nhiều dấu hiệu cho thấy hai bên đã có sự đổ vỡ. Dấu hiệu rõ rệt nhất là Nga đã phóng 100 tên lửa vào mạng lưới điện của Ukraine trong một cuộc tấn công có quy mô lớn nhất vào hôm 15/11. Điều đáng nói là nó diễn ra chỉ đúng 1 ngày sau cuộc gặp trên. 

Điều này cho thấy cuộc hội đàm có khả năng không đạt kết quả theo hướng tích cực. Vài ngày sau, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Tổng thống Zelensky đều tuyên bố cứng rắn sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến khi Ukraine giành chiến thắng. 

Có một thực tế là, trong khi vẫn mở cánh cửa sẵn sàng đàm phán, thì Điện Kremlin cho thấy họ không có bất kỳ lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục hoàn thành mục tiêu của minh. Các cuộc tấn công vào hệ thống mạng lưới điện sẽ vẫn được tiếp tục cho đến khi Ukraine hoàn toàn tê liệt. 

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal hôm 18/11 ước tính rằng, một nửa cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này đã bị vô hiệu hóa bởi các cuộc tấn công của Nga. Hàng triệu người đã không có điện khi nhiệt độ giảm mạnh, và thủ đô Kiev đã chứng kiến ​​trận tuyết đầu tiên của mùa đông. 

Thủ tướng Denys Shmyha tuyên bố: “Thật không may, Nga tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng quan trọng và dân sự của Ukraine. Gần một nửa hệ thống năng lượng của chúng tôi đã bị vô hiệu hóa”, theo reuters.

Kể từ hôm 10/10 khi Nga bắt đầu đánh phá hệ thống lưới điện, phía Ukraine lần đầu tiên thừa nhận sự nguy cấp đe dọa an ninh quốc gia. Tờ Politico đưa tin rằng, các nghị sĩ Mỹ đã nhận được các báo cáo tình báo mật nêu chi tiết về tác động dự kiến ​​của chiến dịch của Nga nhằm làm suy giảm mạng lưới điện của Ukraine. 

Tờ Politico viết như sau: “Chính phủ Ukraine đang cảnh báo các đồng minh phương Tây rằng, họ dự đoán các cuộc tấn công gia tăng của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của họ trong những ngày tới, và Kiev không có đủ các bộ phận (điện) thay thế để đưa nhiệt và điện trở lại hoạt động nếu điều đó xảy ra”.

Politico cho biết thêm rằng:”Các quan chức Ukraine trong những ngày gần đây đã yêu cầu các đối tác Mỹ và hơn nửa tá quốc gia châu Âu hỗ trợ lâu dài một khi nguồn điện và khí đốt hạn chế – một kịch bản mà chính quyền Kiev cho rằng sẽ làm phức tạp thêm cuộc giao tranh trên chiến trường và buộc dân thường phải sơ tán”. 

Có thể thấy, giai đoạn Nga tìm kiếm đàm phán dường như đã kết thúc, và cuộc chiến khốc liệt giờ đây sẽ lại tiếp tục diễn ra ở cả chiến trường thực địa lẫn mặt trận kinh tế. 

Kiev trấn an dân chúng khi WHO cảnh báo về mùa đông khắc nghiệt

Trong bối cảnh mất điện luân phiên, cũng như việc đưa ra các quy định cấm dân chúng sử dụng các thiết bị gia dụng lớn, thì mặt khác chính quyền Tổng thống Zelensky lại ra sức trấn an, kêu gọi người dân đừng hoảng sợ. 

Hôm 19/11, Bộ năng lượng Ukraine đã “bác bỏ những tuyên bố hoảng loạn được lan truyền trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông trực tuyến” và cho biết tình hình “cung cấp năng lượng dù rất khó khăn, nhưng hiện vẫn trong tầm kiểm soát”.

Trong khi ấy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 21/11 cho biết tình hình điện ở Ukraine nghiêm trọng đến mức có khả năng  “đe dọa tính mạng” đối với hàng triệu người Ukraine. 

Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge tuyên bố: “Nói một cách đơn giản – mùa đông này sẽ là thời điểm sống còn”, “Mùa đông này sẽ đe dọa mạng sống của hàng triệu người ở Ukraine”.  

Ông Kluge đã mô tả các cuộc tấn công quy mô lớn của Nga hôm 15/11 cùng các đợt tấn công ngắt quãng vào các ngày cuối tuần “đã gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ thống y tế và sức khỏe của người dân”.

Vị quan chức cấp cao của WHO còn cho biết, “Các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng y tế và năng lượng có nghĩa là hàng trăm bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe không còn hoạt động bình thường”. Ngoài ra, ông còn cảnh báo trước “sẽ có thêm từ hai đến ba triệu người Ukraine sẽ rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm sự ấm áp và an toàn”. 

Công ty dự báo thời tiết Maxar Technologies LLC cho thấy, thời tiết sẽ lạnh hơn ở Đức và Bắc Âu vào tuần tới và nhiệt độ trung bình sẽ tăng trở lại vào nửa cuối tuần, nhưng thời tiết lạnh giá sẽ quay trở lại vào đầu tháng 12.

Dự đoán đến ngày 6/12, châu Âu sẽ chìm trong không khí lạnh sâu xuống tận Tây Ban Nha. Không khí lạnh giá của mùa đông, cộng thêm suy thoái kinh tế có thể là sự kết hợp đáng sợ đối với người dân châu Âu lúc này. 

Đương nhiên, giá khí đốt tự nhiên đã tăng vọt sau dự báo thời tiết và nguồn cung từ Na Uy bị thiếu hụt khi nhu cầu sưởi ấm tăng lên trong những ngày tuyết rơi.

Tuy nhiên mọi thứ dường như vẫn chưa đi đến giới hạn ngông cuồng của các chính trị gia tại Brussel.

Có thể bạn quan tâm: