Sau vụ tấn công tên lửa lớn chưa từng có hôm 15/11 vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, Tổng thống Zelensky xác nhận đã có khoảng 10 triệu người tạm thời không có điện.
Ukraine trở nên méo mó như thế nào?
Mặc dù đến thời điểm này, cả Mỹ, Ba Lan và NATO đều thừa nhận sự cố chết người ở biên giới Ba Lan hôm 15/11 không phải là một cuộc tấn công của người Nga, mà thay vào đó “có khả năng là do một tên lửa phòng không của Ukraine gây ra”, nhưng chính quyền Tổng thống Zelensky vẫn bám vào cáo buộc rằng Nga đã tấn công một đồng minh NATO.
Chính quyền Kiev hiện đang yêu cầu được tiếp cận ngay hiện trường vụ nổ ở làng Przewodów của Ba Lan, để tiến hành cuộc điều tra của riêng mình.
Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov viết trên Twitter như sau: “Ukraine yêu cầu được tiếp cận ngay hiện trường vụ nổ. Chúng tôi ủng hộ việc điều tra chung vụ việc tên lửa rơi xuống Ba Lan”.
Chưa dừng tại đó, Ukraine hiện đang yêu cầu Ba Lan và NATO cung cấp bằng chứng sau khi cả hai đều khẳng định vụ nổ có khả năng là do một tên lửa phòng không của Ukraine nhầm lẫn.
Trong một tuyên bố riêng, quan chức hàng đầu của Ukraine còn lặp lại đánh giá của Tổng thống Zelensky, rằng đây là một hành động “khủng bố tên lửa” của Nga.
Vì sao Ukraine cường điệu vụ việc này? Đơn giản chính quyền Zelensky luôn phải hâm nóng chủ đề chống Nga để lôi kéo sự ủng hộ cả về tài chính lẫn quân sự từ Mỹ và EU.
Ngày hôm nay, Ukraine đang bị thâm hụt ngân sách lên tới 5 tỷ đô la mỗi tháng, với chi tiêu quân sự của nước này tăng gấp 5 lần lên 17 tỷ đô la trong 7 tháng đầu năm 2022.
Bộ Kinh tế Ukraine đã thừa nhận vào tháng trước rằng, GDP thực tế của nước này đã giảm tới 40% trong quý 2 năm 2022. Mức giảm sản lượng kinh tế hàng năm của Ukraine dự kiến sẽ lên tới 35%, theo Ngân hàng Thế giới. Giới chức Ukraine dự báo lạm phát có thể lên tới 40% vào đầu năm 2023, có thể biến thành siêu lạm phát, theo chatham house.
Tất cả những gì chính quyền Kiev có thể làm từ đầu cuộc xung đột và cho đến thời điểm này vẫn là thúc giục những người ủng hộ phương Tây rót nhiều tiền và vũ khí hơn nữa vào lỗ đen của mình.
Theo Viện kinh tế thế giới Kiel, thì Mỹ, EU và các quốc gia khác đã hứa cung cấp tổng cộng 93,62 tỷ đô la cho Ukraine trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2022.
Ngoài việc gửi vũ khí và tiền của cho chính quyền Kiev, EU cũng đang tiếp nhận những dòng ‘người tị nạn’ Ukraine.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, Ba Lan đã tiếp nhận 1.365.810 người, Đức 1.003.029 người; Cộng hòa Séc 427.696, Ý 159.968, Thổ Nhĩ Kỳ 145.000, Tây Ban Nha 140.391, Vương quốc Anh 122.900 và Mỹ 100.000.
Như vậy tổng cộng Mỹ và EU đã tiếp nhận gần 3,5 triệu người Ukraine tị nạn và con số này có khả năng tăng đột biến, khi Nga tiếp tục phá hủy hệ thống lưới điện của Ukraine.
Chi phí nhà ở cho người Ukraine ở châu Âu là đáng kể, đặc biệt là do lạm phát cao và suy thoái kinh tế. Tất cả đều do các chính trị gia phương Tây tẩy chay năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Nga.
Theo Viện Kiel của Đức, đối với một số quốc gia, chi phí nhà ở cho người tị nạn Ukraine đã vượt quá tổng viện trợ của họ cho Ukraine. Chẳng hạn, Estonia đang chi hơn 1,2% GDP để viện trợ cho người tị nạn Ukraine. Viện trợ tích lũy của Latvia và Ba Lan cũng vượt quá 1% GDP của họ.
Ngoài ra, sự ủng hộ của người dân đối với ‘người tị nạn’ Ukraine đang giảm dần trên khắp EU. Cờ Ukraine đã bị gỡ xuống ở nhiều nơi. Nhiều người dân châu Âu bị lừa bởi những tuyên truyền một chiều của truyền thông dòng chính, giờ trở nên nghèo khó, đã nhận ra rằng hầu hết những người ‘tị nạn’ Ukraine hoàn toàn không phải là người tị nạn, theo euractiv.com.
Kết quả là, nhiều người tị nạn Ukraine hiện đang lang thang trên đường phố của các thị trấn và thành phố châu Âu, bị những người bảo trợ ngây thơ của họ trục xuất và không có ai cho họ ở lại. Nhiều người Ukraine cảm thấy bế tắc và đang phải vật lộn để kiếm sống qua ngày trên đất khách quê người, theo ABC.
Thời điểm này, chính quyền Kiev đang cạn kiệt tài nguyên và tiền bạc. Trong khi ấy Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách để biến tài sản bị đóng băng của Nga thành của Ukraine. Nhưng mọi việc dường như không theo ý muốn của một phía. Bởi người Nga cũng đang đe dọa sẽ đóng băng một lượng lớn tài sản tương đương của phương Tây trên lãnh thổ Nga.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga sẽ không có lựa chọn nào khác nếu tài sản nước ngoài của họ bị tịch thu. Điều đó có nghĩa là Moscow sẽ buộc phải tịch thu tài sản của các công ty thuộc các quốc gia không thân thiện.
Ông Medvedev viết trên Telegram như sau: “Nếu, trên cơ sở quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc…được thông qua đối với hành vi trộm cắp tài sản của Nga, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác. Sẽ cần phải rút tiền và tài sản của các nhà đầu tư tư nhân khỏi các quốc gia đó, mặc dù họ không chịu trách nhiệm về những kẻ ngu ngốc của chính phủ họ. Chúng (tiền và các vật có giá trị khác) ở nước ta, thật tình cờ, cũng trị giá hơn 300 tỷ đô la. Đủ để bù đắp cho những gì Nga đã bị đánh cắp”.
Tất nhiên, sự giúp đỡ từ phương Tây cũng không thể kéo dài mãi mãi. Việc các lực lượng Nga chiếm các vị trí thuận lợi dọc theo sông Dnieper sẽ chuyển chiến dịch đặc biệt sang chiến dịch tiêu hao Ukraine. Cùng lúc này, Châu Âu đã bắt đầu bước vào mùa đông.
Và đây sẽ là một mùa đông khó khăn đối với Ukraine và đối với cả tập thể phương Tây, vốn đang bị “chảy máu trắng” bởi sự tiêu hao của Ukraine.
Trong khi ấy lực lượng Nga không vội vàng. Giờ đây, có vẻ như chiến lược của Nga là biến ‘biên giới tự nhiên’ của sông Dnieper trở thành căn cứ phòng thủ, rồi từ đây tỏa đi kiểm soát tất cả các tỉnh phía đông Donbass, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải bỏ lại thủ phủ Kherson trong một thời gian.
Việc chinh phục lại Kherson được tiến hành chỉ khi Nga cân nhắc việc vượt sông ở phía nam với mục tiêu tiến tới kiểm soát Nikolaev và Odessa. Điều này có thể xảy ra trong tương lai dài hạn.
Người Nga luôn biết rằng ở vùng viễn tây của Ukraine và Ba Lan tập trung dày đặc sự căm ghét đối với người Nga. Do đó Nga không có hứng thú trong việc chinh phục Kiev. Điện Kremlin trước tiên phải giải phóng các đồng minh của mình ở Donbass, sau đó phi quân sự hóa, phi hạt nhân hóa, phi phát xít hóa phần còn lại của Ukraine, vốn đang đe dọa sự tồn vong của Nga.
Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga?
Khi mọi con mắt vẫn đang đổ dồn vào sự cố tên lửa ở biên giới Ba Lan, thì một cuộc tấn công riêng lẻ đã diễn ra ở miền nam nước Nga gần biên giới Ukraine vào hôm 16/11.
Chính quyền Nga đã nghi ngờ một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái sau khi một kho nhiên liệu phát nổ ở Stalnoi Kon, cách biên giới Ukraine khoảng 125 dặm.
Nếu người Nga xác nhận rằng đó là một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, nó đánh dấu một sự leo thang đáng kể, do đây là lần đầu tiên Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Tờ Moscow Times cho biết: “Hầu hết các cuộc tấn công xảy ra nhằm vào các mục tiêu chỉ cách biên giới hàng chục km, khiến vụ việc hôm thứ Tư trở nên nổi bật vì diễn ra sâu hơn trong lãnh thổ Nga”.
Có khả năng đây là đòn trả đũa của Ukraine sau các cuộc không kích tàn khốc đang diễn ra của Nga nhằm làm suy giảm và vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào thời điểm nhiệt độ mùa đông lạnh giá đang đến gần.
Liệu Nga sẽ phản ứng vụ việc này như thế nào, nhưng chỉ riêng vụ oanh kích tên lửa vào Ukraine với quy mô lớn chưa từng có hôm 15/11, giới quan sát nhận định rằng, ngày tàn của chính quyền Kiev đang đến gần.
Dấu hiệu quan trọng của ngày tận thế năng lượng ở Ukraine
Sau vụ tấn công tên lửa lớn chưa từng có hôm 15/11 vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, Tổng thống Zelensky xác nhận đã có khoảng 10 triệu người tạm thời không có điện. Hiện Ukraine có khoảng 27 triệu người sau khi 8 triệu người đã rời bỏ đất nước tị nạn tránh chiến tranh. Điều đó có nghĩa là hơn 1/3 dân số Ukraine đang phải chịu đựng trong bóng tối.
Theo chuyên gia kinh tế học Ivan Lizan thì “Nói một cách tuyệt đối, đây là ngày tận thế và sự sụp đổ của Ukraine đang cận kề, vì nhiều người bị mất nước, mất điện, mất Internet và nguy hiểm hơn là không có hệ thống sưởi”,
Về lâu dài, Ukraine đang tiến gần đến sự sụp đổ hoàn toàn khi tình trạng mất điện xảy ra trên toàn quốc”, các máy biến áp ngừng hoạt động sẽ không có thời gian để sửa chữa và thiếu thốn nguồn thay thế.
Chuyên gia Ivan Lizan cho biết: “Đây không giống các cuộc không kích hồi tháng 9, càng không phải là các cuộc tấn công có hệ thống hồi tháng 10. Các cuộc oanh kích tên lửa hôm 15/11 là nhằm mục đích đi tới sự hủy diệt năng lượng”.
Tuy nhiên, ông Lizan cho rằng Nga vẫn đang hành động “rất nhân đạo”, bởi các cuộc tấn công nhằm vào các trạm biến áp chứ không phải các tổ máy điện hay phòng máy, vốn khó sửa chữa hơn nhiều.
Sau các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn hôm 15/11, nền kinh tế Ukraine đã không thể hoạt động bình thường. Nhưng chính quyền Kiev không quan tâm đến điều này, bởi từ lâu Tổng thống Zelensky đã sống dựa vào bộ máy cung cấp tài chính từ Mỹ và EU.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định, chỉ cần thêm hai hoặc ba đòn tấn công như hôm 15/11 nữa, người Nga sẽ đẩy toàn bộ Ukraine vào tình thế nguy hiểm khi mất điện toàn phần.
Chuyên gia Ivan Lizan nhận định: Một dấu hiệu cho thấy ngày tận thế ở Ukraine được cho là cận kề khi hàng loạt của những con chim tại Myronivsky Khleboprodukt ở Kiev đã chết. Nếu buồng ấp trứng của một trang trại gia cầm không được cấp điện trong khoảng 15-20 phút, thì hai triệu quả trứng sẽ bị đổ vào sọt rác.
Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của chính quyền Zelensky, số mệnh đất nước Ukraine không phải nằm trong tay người dân Ukraine mà do các ông chủ ở Washington và Brussel quyết định.
Có thể bạn quan tâm: