Các thành phần trong Chính phủ nước Anh đã liên tục đề xuất, kêu gọi ngăn chặn, loại bỏ Huawei Technologies khỏi các mạng 5G của Anh khiến hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều các yếu tố bất lợi.
- Cập nhật sáng 4/6: Đề xuất ghi hình giám sát CSGT; Mỹ cấm cửa loạt hãng hàng không Trung Quốc
- Điểm tin Kinh tế: Đồng tiền số Trung Quốc – nguy cơ đe dọa USD và Bitcoin; Facebook đầu tư vào ứng dụng giao đồ ăn và gọi xe của Indonesia
- Phân tích bình luận Biển Đông: Trung Quốc yêu sách, Mỹ tăng cường hiện diện, Việt Nam ‘tọa quan xem hổ đấu’
Tờ Nikkei Asia Review vào ngày 03/06 đã đăng tải thông tin về việc Trung tâm an ninh mạng quốc gia (NCSC) của Anh đã đưa ra bản đánh giá khẩn cấp về vai trò của Huawei trong các mạng di động của nước Anh sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố tiếp tục siết chặt quản lý hãng công nghệ này vào ngày 15/5/2020.
Người phát ngôn của Trung tâm này cho biết,”Sau thông báo của Hoa Kỳ về các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh đang xem xét cẩn trọng các tác động có thể có đối với hệ thống mạng của nước Anh”.
Vào những tháng đầu năm 2020, NCSC đã nói rằng rằng rủi ro an ninh liên quan đến các sản phẩm của Huawei là có thể kiểm soát được. Vào tháng 1/2020, chính phủ Anh từ chối áp lực của Mỹ trong việc ngăn chặn Huawei bởi những lo ngại về gián điệp. Thời điểm đó nước Anh kết luận rằng việc thay thế các linh kiện của Huawei đã lắp đặt trong các mạng di động của Anh sẽ tốn rất nhiều chi phí. Do vậy, quốc gia này từng tuyên bố Huawei có thể cung cấp tới 35% các bộ phận không nhạy cảm trong mạng 5G.
Tuy nhiên giờ đây, giới chức nước này đang thay đổi quan điểm trong bối cảnh Hoa Kỳ đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Huawei và làn sóng chỉ trích Trung Quốc ngày càng tăng trên nhiều phương diện, đặc biệt với nước Anh là hậu quả do đại dịch corona virus mà vì Trung Quốc che dấu thông tin dẫn đến thế giới đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa. Với nước Anh, đại dịch này đã gây ra tổn thất nặng nề, con số tử vong của nước Anh cao nhất châu Âu với gần 40.000 trường hợp thiệt mạng và quốc gia này vẫn đang chật vật để kiểm soát đại dịch sau khoảng 2 tháng phong tỏa.
Làn sóng chỉ trích Trung Quốc ngày càng gia tăng trong Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh.Vào tháng 4/2020, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, ông Tom Tugendhat đã thành lập Nhóm nghiên cứu Trung Quốc, một nhóm được thành lập theo mô hình tương tự như Nhóm nghiên cứu Trung Quốc của các nước Châu Âu, những người ủng hộ phong trào Brexit. Một số nhà lập pháp đang hối thúc Chính phủ Anh ngừng phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực trong đó có y tế, chăm sóc sức khỏe.
Tờ Financial Times mới đây dẫn lời cựu thư ký Brexit, ông David Davis cho biết “Trước dịch coronavirus, có thể đã có rất nhiều tranh cãi về chính sách của Huawei, nhưng ở thời điểm hiện tại tôi nghĩ không cần có gì cần tranh cãi nữa”. “Nói chung tình hình hiện nay đã thay đổi mặc dù mọi chuyện nhìn qua có vẻ không hợp lý”.
Việc Quốc hội Trung quốc thông qua Luật an ninh mới với Hồng Kông, một thành phố này trước đây là thuộc địa của Anh, cũng khiến cho các quan điểm chống lại Trung Quốc của các giới chức trong nước Anh ngày một mạnh mẽ và cứng rắn hơn.
Nhiều quốc gia châu Âu coi các chính sách của Anh đối với Huawei là một thử nghiệm do mối quan hệ chặt chẽ của Anh với Hoa Kỳ. Nếu London quyết định chặn các sản phẩm của Huawei thì các quốc gia khác trong khu vực có thể làm theo.
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia đầu tiên gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng và hai quốc gia này có mối quan hệ gần gũi về kinh tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng đối với Trung Quốc và làm phức tạp thêm quan hệ song phương.