Phân tích bình luận Biển Đông: Trung Quốc yêu sách, Mỹ tăng cường hiện diện, Việt Nam ‘tọa sơn quan hổ đấu’
Với câu hỏi Việt Nam đối phó thế nào trước những căng thẳng Mỹ-Trung trên Biển Đông, ông Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) đã có bài trả lời phỏng vấn đài RFI vào ngày 25/05 vừa qua.
- Biển Đông sẽ lại dậy sóng: Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông
- Hơn chục cơ quan ở Bình Phước bị nêu tên có xe biển xanh vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ
- Cập nhật tối 3/6: Khởi tố Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái Bình; Mỹ ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong chuỗi cung ứng
Theo nhận định của ông Benoît, năm 2020 là một năm rất đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã làm thổi bùng căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh là yếu tố chủ đạo để nhìn nhận những sự kiện đang diễn ra ở Biển Đông.
Tuy nhiên sự căng thẳng này đã có nguồn gốc từ trước, một dấu ấn đậm nét trong việc này đó là bản Báo cáo chiến lược Ấn độ – Thái Bình Dương đã được bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trình bày ở hội nghị Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái.
Trong báo cáo này, Hoa Kỳ mô tả mạng lưới ngoại giao và những đối tác của Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á và coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất cho an ninh trong khu vực. Sự việc đã được nếu rất rõ ràng ngay trong báo cáo này và đây cũng chính là yếu tố nền tảng cho các chính sách hiện nay của Mỹ ở Đông Nam Á.
Về chính sách hàng hải của Trung Quốc, ông Benoî cho rằng không phải chỉ trong dịp xảy ra Covid-19 này mà Trung Quốc lợi dụng khi các nước đang phải tập trung đối phó, mà thực ra chính sách về hàng hải của Trung Quốc trong khu vực này đã có từ lâu.
Có thể lấy ví dụ như vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014. Theo báo Cảnh sát biển Việt Nam, vào ngày 02/05/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía Nam.
Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982. Giàn khoan dầu Hải Dương 981 đã được Trung Quốc đã đầu tư 952 triệu USD để chế tạo trong suốt ba năm với kích thước dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn, diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Khi đặt giàn khoan này trong lãnh hải của Việt Nam, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 07 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh và nhiều tàu vận tải và ngư binh để bảo vệ giàn khoan này.
Để bảo vệ quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã điều 29 tàu chấp pháp tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi Việt Nam nhận thấy giàn khoan này định thiết lập vị trí cố định và đã xảy ra đụng độ giữa hai bên.
Sau đó với sức ép của cộng đồng quốc tế, vào ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan phi pháp Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sớm hơn 01 tháng so với kế hoạch ban đầu Trung Quốc đặt ra với lý do “đã hoàn thành nhiệm vụ”.
Còn trong bối cảnh khủng hoảng đại dịch Covid-19 với quy mô toàn cầu, Bắc Kinh lại tranh thủ thời cơ để đẩy gia tăng phạm vi hoạt động trên Biển Đông, nổi bật là 3 vụ việc. Thứ nhất là vụ tàu cá Việt Nam bị đâm chìm vào đầu tháng 04/2020 ở quần đảo Hoàng Sa. Thứ hai là Trung Quốc thành lập hai quận mới là Tây Sa ở Hoàng Sa và Nam Sa ở Trường Sa ở thành phố mà Trung quốc gọi là Tam Sa. Vụ việc thứ ba là tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 8 gần đây tiếp tục hoạt động trong lãnh hải của Malaysia.
Với việc này, ông Benoît de Tréglodé chỉ nhìn nhận là những hoạt động này là có nguồn gốc từ trước chứ không phải chỉ nảy sinh trong giai đoạn đại dịch này. Cụ thể là ‘thành phố Tam Sa’ được Trung Quốc thành lập vào năm 2012, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của các đối tác và các nước láng giềng, mà đứng đầu là Việt Nam, khi đó thành phố này chỉ có khoảng 400 dân cư, nhưng hiện nay đã tăng đến 1.800 người, chủ yếu sống ở khu vực bắc Hoàng Sa. Và tương tự như vậy, việc tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển của Malaysia cũng chỉ nằm trong chiến lược lâu dài, mang tính chất liên tục của Trung Quốc từ những năm 2010.
Với câu hỏi của phóng viên Thu Hằng của RFI rằng “Dường như Trung Quốc biết cách tận dụng chính sách « Bốn Không » của Việt Nam để gia tăng hoạt động ngày càng hung hăng hơn?”, ông Benoît de Tréglodé đã giải thích về chính sách của Việt Nam là:
“Chính sách «Bốn Không» trước đây là chính sách «Ba Không» của Việt Nam: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Chính sách này được sửa đổi vào tháng 11/2019 trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam với điểm «Không» thứ tư, đó là «không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế», trong đó có việc không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh hải trong khu vực”.
Ông Benoît de Tréglodé nhận định rằng các chính sách của Việt Nam vẫn mang tính truyền thống, đó là đưa ra các tuyên bố phòng thủ để bảo vệ những quyền lợi chủ quyền đang bị đe dọa vì những lấn lướt trên thực địa của Trung Quốc.
Mặc dù Việt Nam đang nêu ra khả năng đe dọa Trung Quốc rằng Việt Nam sẵn sàng làm như Philippines từng làm, có nghĩa là sử dụng đến công lý quốc tế đối với các tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng ông Benoît nói rằng năm 2014 chính quyền Việt Nam cũng từng cho thấy dấu hiệu là có thể kiện nhưng sau đó không có chuyện gì thực sự xảy ra. Vây nên Việt nam có thể sẽ lại chỉ dừng lại ở ngưỡng quan sát là chính.
Ông Benoît bổ sung thêm thông tin rằng vào đầu tháng 5/2020, Tổng thống Mỹ chính thức thông báo rằng do cách Trung Quốc xử lý dịch Covid-19, 27 công ty Mỹ đã rời Trung Quốc chuyển sang hoạt động ở Đông Nam Á, nhưng thực tế là không phải sang Việt Nam mà lại sang Indonesia.
Ông cho rằng việc Hoa Kỳ nhắm vào một quốc gia khác, mà không phải Việt Nam trong bối cảnh này như thế nào có thể là Tổng thống Mỹ hẳn vẫn còn nghi ngờ về khả năng Việt Nam thoát hẳn khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc vì lý do kinh tế, chính trị, kể cả lý do lịch sử lâu đời.
Kết luận của cuộc phỏng vấn giữa RFI với ông Benoît, ông cho rằng Việt Nam vẫn muốn giữ cân bằng giữa các cường quốc, vậy nên thái độ của Việt nam vẫn chỉ có thể được nhìn nhận là “toạ sơn quan hổ đấu”.