Cho đến tháng 11, dầu diesel của Nga chiếm 44% lượng nhiên liệu nhập khẩu của khối, so với 39% hồi tháng 10. Điều này có nghĩa Nga vẫn là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất cho châu Âu, mặc dù thực tế là tổng sản lượng nhập khẩu nhiên liệu của Nga sang EU đã giảm đáng kể trong những tháng qua do các lệnh trừng phạt.
Tuyết đã bắt đầu rơi ở Ukraine, Nga, và băng giá đã xuất hiện ở miền bắc nước Đức, báo hiệu châu Âu sắp phải trải qua một mùa đông vô cùng đắt đỏ.
Từ nay cho đến ngày 5/12 khi lệnh trừng phạt dầu thô Nga có hiệu lực, các lệnh trừng phạt áp cho các sản phẩm dầu mỏ vào tháng 2/2023, thương nhân châu Âu đang ráo riết tăng cường mua dầu diesel của Nga.
Theo RT, các chuyến hàng chở dầu diesel của Nga đến khu vực lưu trữ Amsterdam – Rotterdam – Antwerp (ARA) đã tăng lên 215.000 thùng mỗi ngày từ ngày 1/11 đến ngày 12/11. Đó là mức tăng 126% so với tháng 10.
Ngoài ra, theo dữ liệu của Refinitiv, cho đến tháng 11, dầu diesel của Nga chiếm 44% lượng nhiên liệu nhập khẩu của khối, so với 39% hồi tháng 10. Điều này có nghĩa Nga vẫn là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất cho châu Âu, mặc dù thực tế là tổng sản lượng nhập khẩu nhiên liệu của Nga sang EU đã giảm đáng kể trong những tháng qua do các lệnh trừng phạt.
Trong khi ấy Mỹ cũng không khá khẩm hơn khi lượng dự trữ dầu diesel trong kho lưu trữ của Mỹ đã xuống mức thấp kỷ lục, đã đẩy giá dầu diesel tăng cao kỷ lục so với xăng và dầu thô.
Nguyên nhân là dầu diesel là nhiên liệu chính của nền kinh tế Mỹ, nên giá dầu diesel tăng cao tiếp tục thúc đẩy lạm phát gia tăng hơn nữa.
Trong thời gian tới, nguồn cung dầu diesel ở Mỹ và toàn cầu sẽ còn khan hiếm hơn nữa khi các lệnh cấm vận năng lượng Nga của EU có hiệu lực.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Sự cạnh tranh đối với dầu diesel khi thiếu vắng dầu của Nga sẽ trở nên rất khốc liệt, với việc các nước EU phải mua các lô hàng từ Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ”.
Trớ trêu là, trong khi bề ngoài luôn tỏ ra ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga mới là việc làm đạo đức, thì ở hậu trường, nhiều quốc gia châu Âu vẫn lắt léo mua các sản phẩm năng lượng của Nga.
Vương quốc Anh được cho là quốc gia tài trợ chính cho Ukraine chỉ sau Mỹ và chống Nga quyết liệt, thì một khám phá mới đây cho thấy, người Anh vẫn tiếp tục mua dầu của Nga từ bên thứ ba.
Ngày 20/11, tờ The Times của Anh đã đăng bài viết có tiêu đề: “Nghệ thuật lợi dụng kẽ hở khiến dầu Nga chảy vào nước Anh”. Bài báo có đoạn: “vào tháng 5, tàu chở dầu Mariner III đã rút khỏi cảng Tuapse phía nam nước Nga mang theo gần 200.000 thùng dầu.
Sau 5 ngày lênh đênh trên biển, con tàu dài 170m dừng lại bên cạnh một tàu chở dầu lớn hơn có tên là Marinoula thuộc sở hữu của Hy Lạp, ở vùng biển ngoài khơi Kalamata, Hy Lạp.
Trong 36 giờ tiếp theo, hai con tàu được nối với nhau bằng các ống cao su lớn trong khi tàu Marinoula hút một số hàng hóa của tàu chở dầu Mariner. Sau đó, tàu Marinoula lên đường đến Vương quốc Anh, nơi nó cập cảng Immingham ở Lincolnshire và vào ngày 6/6, tàu này đã dỡ khoảng 250.000 thùng dầu”.
Tờ Times đưa tin, chỉ riêng cảng Immingham của Anh đã tiếp nhận tổng lượng dầu của Nga trị giá khoảng 27 triệu USD kể từ tháng 3, dầu đã được đăng ký là hàng nhập khẩu từ Đức, Hà Lan và Bỉ.
Sau đó, lô dầu của Nga trị giá 155 triệu đô la đã được chuyển đến một cảng khác là Thamesport ở London và có ít nhất bốn tàu chở dầu của Nga đã đến Anh.
Đương nhiên, sau các quy trình lòng vòng để né tránh các lệnh trừng phạt, giá mỗi đơn vị nhiên liệu nhập khẩu theo kiểu này sẽ cao hơn nhiều so với bất kỳ hàng nhập khẩu trực tiếp nào từ Nga. Sự khác biệt về giá sẽ làm giàu cho một số người trung gian bằng chi phí của người tiêu dùng Anh và châu Âu.
Liệu các chính trị gia châu Âu sẽ tiếp tục biện minh cho trò chơi đố chữ của mình trong bao lâu? Bởi phía đang phải chịu tác động trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt chính là người dân chứ không phải các quan chức, khi đời sống của dân chúng châu Âu ngày càng trở nên khó khăn, nghèo túng hơn.
Đó cũng là lúc công chúng xuống đường tiếp tục phản kháng.
Biểu tình nổ ra tại các nền kinh tế trụ cột châu Âu
Trong sự biểu thị ủng hộ với Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu đã ban hành hàng loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Có điều, tác động của các lệnh này chưa thấy khởi tác dụng làm người Nga kiệt quệ, mà lại đang đẩy hàng triệu người dân EU vào hoàn cảnh khốn cùng khi chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.
Hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra tại châu Âu từ tháng 9 và vẫn tiếp diễn cho đến nay. Trong những ngày này, người dân Pháp tiếp tục với các cuộc biểu tình phản đối các chính sách kinh tế xã hội của Tổng thống Emmanuel Macron.
Ngày 19/11, tại Pháp hàng nghìn người biểu tình đổ xuống đường phố Paris hô vang khẩu hiệu: “Chúng tôi ở đây vì phẩm giá của người lao động và vì một thế giới tốt đẹp hơn, ngay cả khi Macron không muốn”.
Một người biểu tình tên là Josiane cho biết: “Chúng tôi không thể sống ở Pháp được nữa, tủ lạnh của chúng tôi trống rỗng”, đồng thời cho biết thêm rằng các bệnh viện và dịch vụ xã hội đang ở trong tình trạng tồi tệ. Một người biểu tình khác tên là Charlotte cho biết sự bất bình đẳng đang gia tăng ở Pháp với tốc độ chưa từng có, theo anews.
Những cuộc biểu tình như vậy cũng diễn ra ở hàng chục thành phố và thị trấn trên khắp nước Đức. Tờ Financial Times hôm 21/11 thừa nhận khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Đức đã tập hợp được tất cả mọi người từ cánh tả, cánh hữu xuống đường cùng tham gia.
Sabine Kunze, một người biểu tĩnh đã về hưu cho biết: “Chúng tôi muốn những người hâm mộ NATO ngừng tạo ra xung đột giữa Đức và Nga, giữa Ukraine và Nga”; “Chúng tôi muốn giá điện và khí đốt trở lại bình thường” khi bà giơ cao biểu ngữ có dòng chữ: “Hòa bình với nước Nga”, theo businesslend.
Điều đáng nói cả Pháp và Đức đều là hai trụ cột kinh tế chính của châu Âu. Nhưng các lệnh trừng phạt Nga được cho là đang chia rẽ 2 ông lớn này.
Có thể bạn quan tâm: