Trong vài tuần trở lại đây, phương Tây luôn cảnh báo về mối đe dọa hạt nhân của Nga, trong khi Điện Kremlin phủ nhận và lặp lại rằng, nước này sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine trừ khi “chế độ Kyiv thực hiện một hành động xâm lược quy mô lớn gây nguy hiểm cho chính sự tồn tại của nhà nước Liên bang Nga”.
Nếu chính quyền Joe Biden liên tục đưa những tuyên bố về nỗi sợ hãi để khuấy động dư luận tại Mỹ và trong các quốc gia đồng minh, thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại gợi ý rằng, ngay cả khi Moscow kích nổ vũ khí hạt nhân ở Ukraine thì Paris cũng sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Nga.
Tờ Business Insider viết: “Tổng thống Macron đã đưa ra một cuộc thảo luận dài và đôi khi mơ hồ về cách Pháp có thể phản ứng nếu những lời đe dọa sử dụng vũ lực hạt nhân của Vladimir Putin trở thành sự thật.
Câu trả lời của ông, với Kênh France 2 rằng, một sự kiện như vậy có thể vượt quá ngưỡng cho phép của Pháp để tấn công trở lại”.
Lập trường này của ông khá mâu thuẫn với tuyên bố cứng rắn hơn nhiều của các nước G7 họp hôm 8/10, trong đó Pháp và các quốc gia khác cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” đối với việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Pháp sẽ không đáp trả một cuộc tấn công vào Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn của kênh France 2, Tổng thống Macron được hỏi “Liệu Pháp có coi một cuộc tấn công chiến thuật của Nga là một cuộc tấn công hạt nhân?”
Ông trả lời: “Pháp có một học thuyết hạt nhân. Nó nằm trong lợi ích cơ bản của quốc gia được xác định rõ ràng. Điều này sẽ không bị nghi ngờ nếu có một cuộc tấn công hạt nhân tên lửa”.
Điều đó có nghĩa gì? Đó là Chính sách hạt nhân hiện tại của Pháp chỉ cho phép triển khai vũ khí hạt nhân trong trường hợp tự vệ. Và một cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine sẽ không đe dọa trực tiếp đến Pháp, nên nước này sẽ không đáp trả một cuộc tấn công vào một quốc gia đồng minh như Ukraine.
Tổng thống Macron hứng chịu búa rìu chỉ trích từ các đồng minh
Vì lập trường này, Tổng thống Macron đang hứng chịu búa rìu chỉ trích từ các đồng minh châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kasja Ollongre nói như sau: “Nghệ thuật răn đe của chúng tôi không phải là suy đoán công khai về loại phản ứng nào, trong tình huống nào, và họ sẽ nhận được phản ứng gì.” và “Tôi sẽ không bình luận về các khả năng khác nhau và nói ‘có’ hoặc ‘không’.” như Tổng thống Pháp.
Tờ Financial Times cho biết, các quan chức NATO không đưa ra tuyên bố công khai về nhận xét của Tổng thống Macron. Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi riêng, họ cho biết chính sách của liên minh không nêu rõ khi nào vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng. Một quan chức nói thêm rằng, một cuộc tấn công thông thường vào Nga có khả năng khiến Moscow phản ứng và sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Tổng thống Macron cũng bị các chính trị gia tấn công tại quê nhà. Cựu Tổng thống Pháp François Hollande theo cánh tả đã phát biểu trên đài FranceInfo rằng, “Macron nên ‘nói càng ít càng tốt và chuẩn bị làm càng nhiều càng tốt’”. Ông nói thêm, “Sự đáng tin cậy của sự thuyết phục [hạt nhân] dựa vào việc không nói trước bất cứ điều gì về những gì chúng ta sẽ phải làm.”
Jean-Louis Thiériot, Phó Chủ tịch Ủy ban lực lượng vũ trang của Quốc hội Pháp chỉ trích gay gắt hơn khi tuyên bố: “Khi tôi nghe ông ấy nói, tôi gần như té ghế. Đó là một sai lầm chính trị. Một trong những nguyên tắc của phi hạt nhân hóa là có sự không chắc chắn về những gì được coi là lợi ích quan trọng”.
Bất chấp bị làn sóng chỉ trích, Tổng thống Pháp đã tweet như sau: “Chúng tôi không muốn có một cuộc Chiến tranh Thế giới”.
Trong khi ấy, văn phòng của Tổng thống Macron cho biết, chính sách hạt nhân của Paris không thay đổi, rằng “Răn đe hạt nhân là đặc quyền của nguyên thủ quốc gia và sự đánh giá cao của ông ấy trong một thời điểm nhất định về những gì cần thiết để bảo vệ lợi ích sống còn của chúng ta”.
Có thể nói, tuyên bố của Tổng thống Macron như gáo nước lạnh dội vào bầu không khí nóng hổi của NATO sau các vụ khiêu khích liều lĩnh vào các cơ sở của Nga như cầu Crimea hay đường ống Nord Stream.
Liệu Tổng thống Macron có phải ngẫu hứng phát biểu hay nó cho thấy có sự rạn nứt trong các đồng minh của NATO?
Phát biểu của Tổng thống Pháp đã làm dậy sóng EU vào thời điểm Ukraine tiếp tục có những hành động khiêu khích Nga bằng các cuộc tấn công tên lửa vào sâu trong lãnh thổ của nước này.
Có thể bạn quan tâm: