Chữ đầu tiên: Tiến
Khi còn trẻ, Eisenhower thường chơi đánh bài với người nhà. Một hôm, sau khi dùng bữa tối xong, ông ấy chơi bài với gia đình như thường lệ.
Nhưng lần này, vận may của ông không tốt nữa, mỗi lần lên bài toàn lá xấu.
Lúc đầu, Eisenhower chỉ phàn nàn vài câu. Nhưng sau đó, ông ấy không nhịn nổi nữa liền nổi giận.
Người mẹ bên cạnh thấy con như thế liền nghiêm túc răn dạy: “Nếu đã muốn chơi đánh bài, con nhất định phải dùng những lá bài đang cầm trên tay, dù đó là bài tốt hay xấu đi nữa. Nên nhớ, may mắn không phải lúc nào cũng dành cho con!”
Cuộc sống giống như ván bài, tốt hay xấu, hãy đối diện.. hãy nghiêm túc nghĩ biện pháp giải quyết, sao cho đạt kết quả tốt nhất. Cuộc sống như thế mới thật sự có ý nghĩa.
Với bài học đó trong tâm, Eisenhower luôn khuyến khích bản thân bất kể gặp tình huống nào cũng tích cực tiến bước.
Từng bước, từng bước qua tuổi 60 trở thành tư lệnh tối cao của NATO và các lực lượng Đồng Minh… rồi trở thành Tổng thống thứ 34 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Người không có chí cầu tiến chỉ biết than vãn, đắm chìm trong ao tù nước đọng, trong lúc đó người cầu tiến đã bứt phá rời xa với niềm tin mãnh liệt không thành công cũng thành nhân.
Chữ thứ hai: Buông
Một lần trên bục giảng giáo sư rót đầy ly nước rồi nâng lên và hỏi: “Mọi người nghĩ sao nếu tôi giữ mãi như thế này không buông?” Sự im lặng kéo dài được phá vỡ bởi chính giáo sư:
“Trong cuộc sống, khổ đau của chúng ta cũng như cái ly trong tay tôi. Chúng ta đau khổ trong vài phút không sao, nhưng nếu cứ khư khư giữ nó trong lòng một thời gian dài, nó có thể ăn mòn sức mạnh tinh thần của chúng ta, dẫn tới tinh thần suy sụp. Lúc đó, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì nữa,”.
Thế nên mới nói con người đau khổ là vì không chịu buông.
Thực tế, có quá nhiều người không hiểu điểm dừng, nên mới thua lỗ nhiều như vậy. Không dám buông những việc phiền não, không dám quên những người làm tổn thương họ, cuối cùng chỉ khiến bản thân kiệt sức, thương tích đầy mình.
Chỉ có khi hiểu được cách buông bỏ kịp thời, con người mới không phải chịu thua lỗ quá lớn.
Chữ thứ ba: Chính
Đời người là một con đường dài để “tu dưỡng đức hạnh”.
Nếu tâm bất chính, mọi việc đều không thuận. Nếu tâm ngay thẳng, chuyện gì cũng như ý.
Một trái tim tích cực sẽ tạo ra một con người luôn lạc quan. Một thái độ bi thương chỉ khiến con người ngủ quên trong bóng tối.
Ngày xưa, có một thư sinh đến kinh đô ứng thí lần thứ ba, anh ta vẫn ở ngay nhà trọ mà hai lần thi trước từng ở.
Đêm đó, anh ta liên tiếp mơ hai lần. Giấc mơ đầu tiên, anh ta mơ thấy mình trồng cao lương trên tường, giấc mơ thứ hai thì thấy trời đổ mưa to, anh ta đang đội cái mũ rộng vành, còn che thêm một cái ô.
Ngày hôm sau, thư sinh kia đến nhờ những người lớn tuổi giải đáp giấc mơ giúp mình.
Người lớn tuổi kia nghe xong liền nói: “Cậu vẫn nên khăn gói về nhà thì hơn. Cậu thử nghĩ xem, trồng cao lương trên tường không phải là việc làm vô ích hay sao, còn vừa che ô vừa đội nón, há chẳng phải chứng tỏ phải thêm một vòng thi nữa?”
Thư sinh kia nghe xong liền nản lòng, trở về nhà trọ xếp đồ muốn quay về.
Chủ nhà trọ thấy vậy liền thắc mắc hỏi anh ta: “Ngày mai thi rồi, sao hôm nay cậu lại về nhà?”
Thư sinh mới kể cho chủ nhà trọ nghe về giấc mơ của mình.
Chủ nhà trọ mới nói: “Theo tôi, vị lớn tuổi kia nói không đúng rồi, theo tôi lần này cậu nhất định có thể đậu kỳ thi. Cậu thử nghĩ xem, trên tường trồng cao lương chẳng phải ý nói ‘đậu cao’ sao? Mang dù còn đội nón là đang nói ‘đã ổn càng thêm chắc chắn’ còn gì?”
Thư sinh nghe vậy lại phấn khởi chuẩn bị thi, kết quả đậu bảng nhãn thật.
Đối mặt cùng tình huống, những suy nghĩ khác nhau sẽ cho kết quả không giống nhau.
Khi gặp khó khăn, ai dám tiến, mới thoát khỏi được xiềng xích.
Khi vướng vào phiền não, hiểu được dừng đúng lúc, mới có thể đi càng xa.
Khi thử thách đến, hãy giữ trong mình 4 chữ ‘Thái độ tích cực’.
Chúng ta có thái độ sống thế nào, sẽ trở thành người như vậy.