Thấy trâu đang gặm cỏ ven đường, nam thanh niên đến lại gần hỏi đường về nhà, và nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình.
Nội dung chính
Video ghi lại hình ảnh nam thanh niên hỏi đường trâu
Nguồn video: VnExpress.
Nội dung video cho thấy, chú trâu đang gặm cỏ bên đường bỗng dưng có hai thanh niên đi đến rồi hỏi đường, ngừng một lúc rồi chú trâu hất hàm về phía sau. Hai nam thanh niên theo hướng đó đi thẳng.
Góc bình luận: “Loài vật thông minh”
“Vậy mà không có được một lời cảm ơn”.
“Các cụ nói không sai, lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu”.
“Nhanh hơn tra google map”.
Tại sao người ta nói: “Lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu”?
Câu nói “lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu” không biết ý sâu xa của nó là gì nhưng nghĩa đen là nói về khả năng nhớ đường của trâu và chó. Nếu đi lạc đường, thì hãy theo chúng, thế nào cũng về được đến nhà.
Chó có tập tính đánh dấu đường đi, khả năng đánh hơi và trí nhớ của chúng thuộc về thiên bẩm. Người ta từng kể có những chú chó bơi vượt biển để về nhà.
Những câu chuyện như thế đề cập đến tình cảm và lòng trung thành nhưng cũng phần nào nói lên khả năng của nó.
Trong cuộc sống hàng ngày trâu là vật nuôi phổ biến gắn liền với ruộng đồng. Và bởi không phải ai cũng làm nghề nông nên tuy nhiều người biết về trâu nhưng không có cơ hội để tiếp xúc.
Hình tượng con trâu trong văn hóa
Hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong nền văn hóa Việt Nam.
Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là (Sửu) ở vị trí thứ hai, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước.