Mặt dù bị mất cả hai mặt và miệng nhưng chú cá lóc Hoàng Đế vẫn tung tăng bơi lội và kiên cường sống.
- Video: Cần thủ ngơ ngác vì bị mèo cướp mất cá
- Clip: Toát mồ hôi với pha lùi xe “bất ổn” của nữ tài xế
- Video: Chó Pitbull hung hăng lao xuống nước đấu với cá sấu
Theo Người Đưa tin, sự việc xảy ra tại TP. Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, chủ nhân đoạn video này chia sẻ, một con cá thuộc loài Channa Barca (cá lóc Hoàng Đế) với miệng và mắt bị thương nhưng vẫn có thể bơi lội trong ao.
Mời quý độc giả xem clip:
Được biết chú cá bị thương phần đầu do đánh nhau với đồng loại. Thấy con vật bị thương nghiêm trọng, chủ nhân của nó là ông Liu đã đặt con cá vào một chiếc bể khác.
Chú cá lóc Hoàng Đế của ông Liu đã sống trong môi trường riêng khoảng tám ngày và vẫn khỏe mạnh.
Vì thịt của con cá có thể tái sinh, nên ông Liu đang cố gắng chữa trị cho nó và hy vọng rằng con vật sẽ phục hồi.
Những loài vật nào có thể tự tái sinh bộ phận cơ thể?
Theo VnExpress, sao biển thường có 5 cánh tay, nhưng ở một số loài con số này lên tới 40. Sao biển có thể tái tạo lại toàn bộ cơ thể, hoặc tạo thành những con sao biển mới chỉ từ một phần tay bị cắt đứt.
Ốc xà cừ nổi tiếng là món ăn ngon miệng và loài ốc này có khả năng tái tạo lại đôi mắt đã mất mọc trên phần thân của nó.
Nhiều loài tôm có thể mọc lại càng, chẳng hạn như tôm hùm. Sự tái sinh thường mất một hoặc nhiều lần lột xác để hoàn thành. Các càng mọc trở lại nhanh hơn đối với những con tôm trẻ hơn và được ăn uống đầy đủ. Khi lột xác, nó lột lớp da cứng bên ngoài hoặc vỏ và thay thế nó bằng một cái mới.
Kỳ giông là ví dụ điển hình khi nhắc tới sinh vật có khả năng tái tạo lại chi. Chúng tái tạo lại hoàn chỉnh các bộ phận của cơ thể nếu bị thương hoặc mất đi trong suốt cả cuộc đời.