Cả bầy vịt con không thèm quan tâm đến vịt mẹ, bơi theo rồi nhảy lên lưng của nam thanh niên du ngoạn trên sông.
Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận khi xem khoảnh khắc bầy vịt con nhận nhầm nam thanh niên là mẹ:
“Tụi mình đông anh chị em quá nên mẹ phải thuê anh chàng này làm bảo mẫu, thù lao được giữ kín”.
“Anh có chịu làm bố của các con tui không?”.
“Một sự nhầm lẫn siêu yêu của bầy vịt con”.
“Bơi khắp quanh ao không ai khổ bằng mẹ, gánh đàn con nhỏ không ai khổ bằng cha; cha cõng con đi mẹ chỉ lối, nhanh lớn đi nào các bé ơi”.
“Con vịt mẹ cao tay quá”.
“Ai mua đồ ăn cho tụi tui ăn thì là mẹ tui nha, còn bà kia chỉ dạy bơi dạo dạo quanh hồ thui nha”.
Video ghi lại khoảnh khắc bầy vịt con nhận nhầm nam thanh niên là mẹ:
Xem thêm: Hiệu ứng vịt con – Hiện tượng tâm lý mà ai cũng từng gặp phải
Theo Wikipedia, hội chứng vịt con là một hiệu ứng tâm lý được quan sát thấy ở vịt con mới nở. Theo đó, khi mới nở, vịt con theo bản năng sẽ nhìn vật chuyển động đầu tiên là mẹ của nó; và sẽ chạy theo đuôi như hình với bóng và dù đó là gà hay người hay bất cứ thứ gì khác chuyển động; miễn là chúng xuất hiện khi nó mới nở, nó sẽ mặc định là mẹ của nó.
Ở người, hội chứng vịt con đề cập đến thực tế là con người có xu hướng coi những trải nghiệm đầu tiên, những cảm xúc đầu tiên là chuẩn mực, là khuôn mẫu, là hoàn hảo; và khoa học gọi nó là tâm lý ấn tượng hoặc dấu ấn khó phai.
Nhìn chung, hội chứng vịt con không có gì quá nghiêm trọng; nhưng thường khiến người ta nhìn mọi thứ với con mắt thận trọng, khắt khe; hay phán xét, định kiến, chỉ trích và thiếu tinh tường. Về cơ bản, tác động này hạn chế sự phát triển, đổi mới và sáng tạo của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung.
Tuy nhiên, một mặt nó cũng giúp con người không dễ dàng quên đi những giá trị cũ; từ đó không ngừng phát triển để ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và độc đáo hơn.
Có thể bạn quan tâm: