Chỉ vài giờ sau khi tham gia TikTok, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã thu hút hơn 1,3 triệu người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội video ngắn mà ông từng cố gắng cấm trong tư cách là tổng thống vì lý do an ninh quốc gia.
Lý do dẫn tới quyết định tham gia nền tảng này vào thứ Bảy có thể giúp cựu tổng thống tiếp cận các cử tri trẻ tuổi hơn trong lần tranh cử thứ ba vào Nhà Trắng. Ông đang chạy đua sát sao với ứng cử viên đương nhiệm của Đảng Dân chủ Joe Biden trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 5/11.
Chiến dịch tranh cử của Biden đã có mặt trên TikTok, mặc dù Biden đã ký một dự luật cấm ứng dụng này, được 170 triệu người Mỹ sử dụng, nếu chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance không thoái vốn khỏi ứng dụng này.
Trump đã đăng một video ra mắt trên tài khoản của mình, có địa chỉ @realdonaldtrump, vào tối thứ Bảy. Đoạn video cho thấy Trump chào đón người hâm mộ tại Ultimate Fighting Championship ở Newark, New Jersey.
Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Trump, Steven Cheung cho biết họ sẽ “không có mặt trận nào bất khả kháng và điều này thể hiện việc tiếp tục tiếp cận đối tượng khán giả trẻ hơn đang xem nội dung ủng hộ Trump và chống Biden.”
ByteDance đang thách thức trước tòa án về dự luật yêu cầu họ phải bán TikTok trước tháng 1 tới nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm. Nhà Trắng cho biết họ muốn quyền sở hữu của công ty Trung Quốc chấm dứt vì lý do an ninh quốc gia.
TikTok lập luận rằng họ sẽ không chia sẻ dữ liệu người dùng Hoa Kỳ với chính phủ Trung Quốc và họ đã thực hiện các biện pháp đáng kể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Nỗ lực cấm TikTok của Trump vào năm 2020 khi ông còn là tổng thống đã bị tòa án ngăn chặn. Vào tháng 3 năm nay, ông cho biết nền tảng này là một mối đe dọa an ninh quốc gia nhưng lệnh cấm đối với nó sẽ gây tổn hại cho một số người trẻ và chỉ củng cố Facebook của Meta Platforms, điều mà ông đã chỉ trích mạnh mẽ.
Trump đã có sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội với hơn 87 triệu người theo dõi trên X và hơn 7 triệu người theo dõi trên nền tảng Truth Social của riêng ông, nơi ông đăng bài gần như hàng ngày.
Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ tuần trước đã đặt ra lịch trình nhanh chóng để xem xét các thách thức pháp lý đối với luật mới.
Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ tại Quận Columbia đã ra lệnh đưa vụ án ra tranh biện vào tháng 9 sau khi TikTok, ByteDance và một nhóm người sáng tạo nội dung TikTok hợp tác với Bộ Tư pháp vào đầu tháng này để yêu cầu tòa án cho ra lịch trình nhanh chóng.
“Trump không phải ‘lúc nào cũng đúng'”
Việc chuyển hướng sang sử dụng TikTok của ông Trump có thể lý giải cho việc ứng viên đảng Cộng hòa muốn thu hút sự chú ý và lá phiếu từ các cử tri trẻ. Từ góc độ chính trị hóa, hành động này có thể được coi là một nước đi ‘phù hợp thời thế’ của vị cựu tổng thống sinh năm 1946. Tuy vậy, giới quan sát cho rằng, ông Trump không phải ‘lúc nào cũng đúng’, cũng như việc chính trị gia này không thể khi nào cũng ‘xuất sắc một cách tuyệt đối với các quyết định của mình’.
Trên thực tế, việc gia nhập TikTok của ông Trump có thể đem lại những quan ngại nhất định cho những người từng ủng hộ ông và có hiểu biết một cách tương đối về mạng xã hội này. Bởi lẽ, các vấn đề TikTok đem đến không chỉ là nguy cơ với nước Mỹ, mà còn gây hệ lụy cho cả thế giới.
Theo thống kê năm 2024, riêng ở Hoa Kỳ, TikTok có 170 triệu người dùng. Số lượng người dùng TikTok đạt khoảng 1,7 tỷ trên toàn cầu vào năm 2023, với lượng người dùng hoạt động hàng tháng vượt quá 700 triệu.
Khoảng 40% người dùng trưởng thành ở Mỹ sử dụng phần mềm này làm kênh chính để tiếp nhận thông tin, mà không tìm kiếm thông tin trên Google.
Mặc dù TikTok đã nhiều lần tuyên bố không liên quan gì đến Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng nhiều bằng chứng trực tiếp và gián tiếp chỉ ra rằng nền tảng này do ĐCSTQ kiểm soát. Hơn nữa, đảng này còn tiến hành tuyên truyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến, giám sát, thậm chí theo dõi tin nhắn cá nhân của người dùng.
Trong phiên điều trần về đánh giá của Giám đốc điều hành TikTok Châu Thụ Tư (Shou Zi Chew) vào cuối tháng 1 năm nay, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ – ông Gallagher đã nói rõ rằng nhiệm vụ đầu tiên của Trung Quốc (ĐCSTQ) là chinh phục tâm trí của người phương Tây. TikTok chính là một vũ khí hoàn hảo, được ngụy trang và ẩn giấu ngay trước mắt công chúng.
Một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) vào tháng 9/2020 cho biết, ĐCSTQ sử dụng WeChat và TikTok để giám sát, kiểm duyệt và quảng bá hệ tư tưởng của ĐCSTQ ra nước ngoài.
Đảng này kiểm duyệt và cấm thông tin liên quan đến vụ thảm sát học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 và những nội dung mà họ không thích, như nền độc lập của Tây Tạng và sự thật về cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công với đức tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” suốt 24 năm qua.
Một lý do chính khác khiến các nhà lập pháp yêu cầu tách TikTok và công ty mẹ ByteDance càng sớm càng tốt, là thái độ của ĐCSTQ đối với cuộc xung đột Israel và Hamas. Sau khi xung đột nổ ra, người ta phát hiện ra rằng các video TikTok có nhãn ủng hộ Palestine được xem nhiều hơn các video có nhãn ủng hộ Israel.
Kỹ sư máy tính người Nhật Kiyohara jin nói với Epoch Times rằng mục tiêu cuối cùng của ĐCSTQ là thống trị thế giới và tiêu diệt loài người. Họ sử dụng TikTok để kiểm soát người dân Mỹ và phản đối luật pháp của Chính phủ Hoa Kỳ, đồng thời sử dụng nhiều chiến thuật khoa trương khác nhau trong quá trình này, để đánh lừa công chúng, những người không biết sự thật.
Trong một nghiên cứu năm 2022 về cách TikTok gây ảnh hưởng đến thanh thiếu niên, tổ chức phi lợi nhuận “Trung tâm chống lại sự thù hận kỹ thuật số” (CCDH) của Anh nhận thấy, khi người dùng tìm kiếm nội dung về chứng rối loạn ăn uống và tự tử, họ sẽ trở thành “người dùng dễ bị tổn thương”.
Phần mềm này sẽ xác định và khai thác những người dùng này, đồng thời một lượng lớn video có nội dung tự làm hại bản thân và tự tử sẽ được gửi đến họ.
TikTok đã được ví như ma tuý đá phiên bản kỹ thuật số (digital cocaine crack) vì nhiều lý do. Nó gây nghiện một cách nguy hiểm. Ứng dụng này có vấn đề đến nỗi mà các nhà khoa học gần đây đã đặt phải ra thuật ngữ “TikTok addiction (nghiện TikTok)”.