Vắc xin Trung Quốc giúp làm giảm hay gia tăng hỗn loạn? Chuyên gia nghi ngờ về nguồn gốc các biến thể mới
Trước việc ngày càng có nhiều vấn đề xuất hiện, câu hỏi liệu vắc xin của Trung Quốc có đáng tin cậy hay không đã làm dấy lên cuộc tranh cãi mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế.
- Bắc Kinh khoe 30 nhà lãnh đạo thế giới đã tiêm vắc xin Trung Quốc, ngoại trừ ông Tập?
- Giám đốc Phòng thí nghiệm Vũ Hán từng cảnh báo về an toàn trước khi dịch bùng phát
- Trung Quốc từ chối cho WHO điều tra các phòng thí nghiệm Vũ Hán
Theo Sound of Hope, truyền thông Đức cho rằng vắc xin của Trung Quốc đã gây ra vấn đề cho các nước châu Á. Một số chuyên gia thậm chí còn nghi ngờ rằng loại vắc xin này không chỉ không hiệu quả trong việc bảo vệ mà còn dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus mới.
Tờ Voice of Deutsche Welle dẫn một báo cáo trên tờ Business Daily hôm 28/7, nói rằng vắc xin mới nhất của Trung Quốc được xuất khẩu đến tất cả các nơi trên thế giới, nhưng dữ liệu cho thấy kháng thể trong cơ thể chỉ tồn tại thời gian ngắn sau khi tiêm chủng, sau vài tháng thì giảm đáng kể. Điều này gây nguy hiểm cho các chương trình tiêm chủng liên quan đến hàng trăm triệu người ở nhiều quốc gia.
Báo cáo chỉ ra đây là đòn giáng mạnh vào những quốc gia tin tưởng vào vắc xin của Trung Quốc. Nó đồng nghĩa với việc số lượng vắc xin cần thiết thực tế nhiều hơn dự đoán, và các quốc gia này hiện đang thiếu vắc xin trầm trọng.
Báo cáo cũng tin rằng đây thực sự là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Theo dữ liệu từ công ty Airfinity, sản lượng vắc xin của công ty Trung Quốc Sinopharm đã vượt quá 1,1 tỷ liều. Đây là loại vắc xin mới, được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Không chỉ có hàng trăm triệu người ở Trung Quốc được tiêm loại vắc xin này, Trung Quốc còn xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia. Tại nhiều quốc gia châu Á và một số quốc gia Nam Mỹ và châu Phi, vắc xin Sinopharm đã trở thành chủ lực trong chiến dịch tiêm chủng địa phương.
Theo các báo cáo, do số lượng người đã tiêm chủng mắc Covid-19 tăng vọt, niềm tin vào vắc xin Trung Quốc đã giảm đi đáng kể ở một số quốc gia . Thái Lan tuyên bố sẽ tiêm nhắc lại với vắc xin Pfizer cho các nhân viên y tế đã hoàn thành việc tiêm vắc xin Sinopharm; Indonesia cũng quyết định sử dụng lại vắc xin Modena cho các nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin Sinopharm; Malaysia cho biết sẽ không tiếp tục nhập khẩu vắc xin Sinopharm nữa .
Ở Singapore, vắc xin Trung Quốc được đối xử đặc biệt: một số tiện ích mà những người đã hoàn thành tiêm chủng được hưởng không áp dụng cho những người đã nhận vắc xin Trung Quốc .
Bài báo kết luận rằng: “Benjamin Cowling, một nhà dịch tễ học tham gia nghiên cứu ở Hồng Kông, vẫn tin rằng việc tiêm vắc xin Sinopharm là có ý nghĩa, ít nhất là khi không có loại vắc xin nào khác. Các loại vắc xin như Sinopharm không đủ tốt để bảo vệ, không chỉ có hiệu quả thấp mà còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus mới”.
Trên thực tế, tình trạng này đã xảy ra ngay tại Trung Quốc.
Trong đợt bùng phát dịch mới nhất ở Nam Kinh, hầu hết các trường hợp đều đã tiêm hai liều vắc xin nội địa, trong số 38 trường hợp được chẩn đoán tại Nam Kinh vào ngày 25/7, chỉ có 1 trường hợp không được tiêm. Tại thành phố Ruili, Vân Nam, nơi xảy ra nhiều đợt bùng phát dịch, tỷ lệ tiêm chủng đạt gần 97%.
Trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ cách đây không lâu, ĐCSTQ đã chính thức thông báo rằng, ngoài việc hoàn thành việc tiêm chủng trong thời gian được chỉ định, giới truyền thông cũng phải kiểm tra axit nucleic 48 giờ trước mỗi cuộc họp báo.
Có thông tin cho rằng tất cả những người tham gia lễ kỷ niệm đều được yêu cầu tiêm vắc xin do Trung Quốc sản xuất. Do đó, một số nhà bình luận chỉ ra rằng, yêu cầu cần phải kiểm tra axit nucleic sau khi tiêm chủng, điều này cho thấy chính quyền ĐCSTQ không tin tưởng vào vắc xin trong nước.