Hôm 29/12, giới quan sát đã chú ý đến thông điệp chúc mừng có phần căng thẳng của Tổng thống Joe Biden gửi tới Thủ tướng Israel mới tuyên thệ nhậm chức Benjamin Netanyahu, cũng như chính phủ theo tôn giáo và theo cánh hữu cứng rắn nhất của ông trong lịch sử Israel.
Tờ Times of Israel cho biết, khi đưa ra lời chúc mừng chính thức, tổng thống Biden nhấn mạnh rằng chính quyền của ông sẽ “phản đối các chính sách gây nguy hiểm” cho giải pháp hai nhà nước hoặc “mâu thuẫn với các lợi ích và giá trị chung của chúng ta”.
Tuy nhiên không thành viên nào trong chính phủ mới của Israel được cho là ủng hộ giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine của Tổng thống Biden. Tuyên bố chúc mừng của Tổng thống Biden cũng có đoạn: “Tôi mong muốn được làm việc với Thủ tướng Netanyahu, người đã là bạn của tôi trong nhiều thập kỷ, để cùng nhau giải quyết nhiều thách thức và cơ hội mà Israel và khu vực Trung Đông phải đối mặt, bao gồm cả các mối đe dọa từ Iran”.
Tuyên bố này của Tổng thống Biden báo hiệu sự căng thẳng giữa 2 người bạn, 2 đồng minh lâu năm và cho thấy mối quan hệ Mỹ – Israel có thể trở nên rạn nứt ngay từ đầu.
Một ngày sau, ngày 30/12, tờ Axios tiết lộ Nhà Trắng đang lên kế hoạch cử cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tới Israel vào giữa tháng Giêng để hội đàm với Thủ tướng Netanyahu về các chính sách gây tranh cãi của chính phủ ông.
Trong danh sách các mối quan tâm của chính quyền Biden có sự lo ngại Israel sa sút về dân chủ và nhân quyền, bao gồm “các biện pháp làm giảm tính độc lập của hệ thống tư pháp của Israel và thách thức quyền của cộng đồng thiểu số Ả Rập và cộng đồng LGBTQ+.”
Các vấn đề khác dự kiến sẽ là tâm điểm đối thoại căng thẳng Mỹ-Israel trong những tháng tới có thể sẽ liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran, cũng như các nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Ả rập Xê út. Ông Netanyahu được cho là sẽ cứng rắn hơn với Iran, trong khi đối với Ả rập Xê út, tân thủ tướng Israel đã lên tiếng muốn bình thường hóa quan hệ, với Hiệp định hòa bình Abraham thời Tổng thống Donald Trump đóng vai trò là nền tảng.
Cần nhắc lại rằng sau khi ông Biden đắc cử Tổng thống vào đầu năm 2021, Thủ tướng Netanyahu khi đó đã phải đợi hàng tuần mới nhận được cuộc điện thoại đầu tiên từ Biden. Điều này đã được Israel coi là dấu hiệu của ‘sự lạnh nhạt’ từ chính quyền Biden.
Bởi đơn giản như kênh aljazeera thừa nhận, là “Ông Netanyahu có mối quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump”.
Kênh aljazeera nhấn mạnh: “Khi Biden bắt đầu nhiệm kỳ Nhà Trắng vào đầu năm 2021, ông đã mất gần một tháng mới gọi điện cho Netanyahu, người đang nắm quyền ở Israel vào thời điểm đó, đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo”.
Kênh abcnews của Mỹ cũng viết như sau: “Nhưng ông [Biden] và Netanyahu đã có lúc có mối quan hệ căng thẳng do những khác biệt về một số vấn đề chính.
Mối quan hệ rạn nứt của Netanyahu với cựu Tổng thống Barack Obama, mối quan hệ thân thiết của ông với cựu Tổng thống Donald Trump và liên minh hiện tại của ông với những người cực đoan cực hữu có nguy cơ làm căng thẳng thêm mối quan hệ.”
Trái ngược lại với Biden, tổng thống Putin dường như có mối quan hệ thân tình với thủ tướng Netanyahu khi ông đã gọi điện chúc mừng tân Thủ tướng Israel. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ bộ ba nguyên thủ Israel – Nga – Mỹ nhìn chung tương đối hòa hợp và thế giới có phần yên bình hơn rất nhiều.
Tuy nhiên đảng Dân chủ và Tổng thống Biden luôn coi Donald Trump là cái gai trong con mắt của nền dân chủ theo định nghĩa của cánh tả.
Có thể bạn quan tâm: