Thông thường thì trạng thái khi cai nghiện có những biểu hiện vật vã giống nhau. Triệu chứng nặng, nhẹ sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ và thời gian nghiện.

Khi sử dụng ma túy cơ thể người nghiện sẽ dần quen với số lượng ma túy dùng mỗi ngày. Vì thế khi bắt đầu quá trình cai nghiện, cơ thể người nghiện sẽ bị thay đổi để trở lại trạng thái bình thường; chính sự thay đổi này sẽ tạo ra cảm giác khó chịu. Đó cũng là lúc mà những người cai nghiện phải đối mặt với trạng thái vật vã để cắt cơn. 

Trạng thái khi cai nghiện trong 4 tuần đầu

  • Từ 6 – 12 giờ: Xuất hiện các triệu chứng như ngáp nhiều, hắt hơi, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Từ 12 – 24 giờ: Hiện tượng nổi da gà, đổ mồ hôi, cơ thể nóng lạnh thất thường sẽ xuất hiện nhiều hơn và do đó cơ thể rất khó chịu, dễ cảm thấy bực bội, kèm theo đó là chán ăn.
  • Sau một ngày: Lúc này người cai nghiện sẽ gặp phải những triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ, không tập trung, tiêu chảy, bụng đau quặn thắt, đau lưng, đau chân và cánh tay; cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi, bực bội; cơ thể lúc nóng lúc lạnh và đổ mồ hôi nhiều hơn khi cơn thèm ma túy kéo đến.
  • Từ 2 – 4 ngày: Các triệu chứng trên sẽ tiếp tục xảy ra và ở mức độ nặng hơn. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất, nếu vượt qua được giai đoạn này thì quá trình cai nghiện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Từ 5 – 7 ngày: Trong giai đoạn này các triệu chứng khó chịu sẽ dần giảm đi; cơ thể bắt đầu ổn định trở lại, bắt đầu có cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Sau 2 tuần: Lúc này cơn thèm thuốc vẫn còn nhưng cơ thể bạn đã không còn cảm thấy quá khó chịu; tuy vậy vẫn còn một số triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt.
  • Sau 3 – 4 tuần: Trong chu kỳ cuối của quá trình cai nghiện này trạng thái cơ thể và tâm lý của người cai nghiện đã trở lại bình thường; cơn thèm thuốc đã giảm xuống nhiều, sức khỏe dần trở nên tốt hơn.

Cách khắc phục các triệu chứng thường gặp trong quá trình cai nghiện

1. Chán ăn

Đây là một biểu hiện thường gặp khi bắt đầu cai nghiện ma túy. Cơ thể người cai nghiện sẽ khó chịu, mệt mỏi khiến họ không có cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên cần khắc phục chứng chán ăn; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh để vượt qua được những cơn vật vã.

Cách khắc phục các triệu chứng thường gặp trong quá trình cai nghiện, thay đổi, khó chịu, khó tiêu
Chán ăn là hiện tượng cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn, giảm cảm giác thèm ăn. Chán ăn là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do căng thẳng, stress, áp lực cuộc sống…(ảnh: vinmec.com).

Cách khắc phục: Có thể ăn nhiều bữa trong ngày; tránh ăn vặt và thức ăn nhiều dầu mỡ; ăn nhiều trái cây để cung cấp thêm vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, không nên uống nước trước khi ăn để tránh tình trạng “no giả”. Thường xuyên luyện tập thể dục, vận động để đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố; tiêu hao năng lượng trong cơ thể, tạo cảm giác đói bụng.

2. Tiêu chảy, đau thắt bụng

Ma túy được xem là một loại chất độc; khi chất độc được ngừng đưa vào cơ thể, cơ thể thực hiện quá trình đào thải độc tốt hơn; bệnh nhân lúc này sẽ bị “độc phát”. Do đó tiêu chảy hay đau thắt bụng là những triệu chứng thường gặp trong quá trình cai nghiện những ngày đầu.

Cách khắc phục: Có thể sử dụng thuốc Loperamid để trị tiêu chảy kéo dài; thuốc Nospa để giảm đau khi bị đau thắt bụng. Lưu ý cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không truyền nước, muối khoáng cho bệnh nhân khi đang trong giai đoạn cai nghiện.

3. Nôn ói

Từ 2 – 4 ngày sau khi ngưng sử dụng ma túy; các loại chất độc sẽ gây tác động đến thành dạ dày gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Đây cũng là một triệu chứng thường thấy trong khi cai nghiện.

Tình cảnh vật vả và trạng thái cơ thể khi cai ma tuý – P2.

Cách khắc phục: Để tránh bị nôn ói quá nhiều, nên hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu, chất béo, đạm. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn nhiều trong một lần. Ngoài các bữa cơm có thể ăn thêm bánh mỳ, cháo, các món canh, trái cây.

Cố gắng duy trì uống nhiều nước; uống từ 2 lít nước mỗi ngày điều này sẽ giúp tăng cường quá trình thải độc do ma túy tích lũy lâu ngày ra ngoài cơ thể. Tránh sử dụng các chất kích thích, nước ngọt có ga, rượu bia vì sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu; dễ bị nôn, ói vì dạ dày lúc này đang rất yếu.

4. Cơ thể đau nhức

Cảm thấy đau nhức nghiêm trọng ở lưng, tay và chân là biểu hiện thường gặp trong tuần đầu cai nghiện. Cơn đau sẽ giảm từ từ vào những ngày sau đó. Những cơn đau nhức này thường khiến cơ thể khó chịu; làm người cai nghiện không muốn hoạt động và làm việc.

Cơ thể đau nhức, ngáp nhiều, hắt hơi, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, nôn ói, kích thích
Có thể đấm bóp nhẹ vào những chỗ đau nhức để xoa dịu cơn đau.(ảnh: vinmec.com)

Cách khắc phục: Để làm dịu đi những cơn đau, có thể tắm nước ấm, xông hơi bằng muối và dầu thơm. Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông, bóng chuyền cũng giúp cơ thể được khỏe hơn…Tuy vậy, không nên tập quá độ; tránh những động tác cần nhiều sức lực vì nó sẽ dễ làm đau cơ.

5. Mất ngủ

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay mơ màng, đổ mồ hôi trộm, thức giấc vào lúc nửa đêm hay giật mình trong khi ngủ là những triệu chứng thường gặp trong thời gian cai nghiện. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng tùy thuộc vào mức độ nghiện nặng, nhẹ của từng người.

Cách khắc phục: Để khắc triệu chứng này, chỉ nên nằm xuống giường khi cảm thấy thật sự buồn ngủ; không nằm ngủ trên võng, ghế hay sofa nhỏ hẹp vì dễ làm giật mình và ngủ không sâu giấc. Nếu nằm trên giường khoảng 30 phút mà vẫn không ngủ được thì hãy đi ra khỏi phòng; làm một số việc khác cho đến khi buồn ngủ mới quay lại giường để ngủ.

Tạo thói quen thức dậy và đi ngủ đúng giờ cho cơ thể. Trước khi ngủ nên thả lỏng, không suy nghĩ; bởi vì điều đó sẽ làm kích thích thần kinh và khiến bản thân khó chìm vào giấc ngủ. Một ly sữa nóng hay trà thảo dược (valerian tea) cũng có thể giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra các bài tập vận động nhẹ nhàng, yoga, thiền định đều có thể giúp cải thiện trạng thái mất ngủ của mỗi người nếu tập luyện đều đặn, thường xuyên.

6. Căng thẳng

Khi cai nghiện, chất độc từ ma túy sẽ tác dụng đến hệ thần kinh gây nên sự mệt mỏi, căng thẳng; khiến con người hoảng loạn, lo sợ bất an, đôi khi là điên cuồng.

Căng thẳng, dễ cảm thấy bực bội, kèm theo đó là chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, thèm thuốc
Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là “kéo căng” (ảnh vinmec.com)

Cách khắc phục: Tập hít thở, hãy ngồi hoặc nằm (nằm thẳng và nằm ngửa trên giường); nhắm mắt lại, hít một hơi vào (hơi dài khoảng 3 giây). Kế tiếp, nín thở 1 giây, rồi thở nhẹ ra (hơi này cũng kéo dải 3 giây). 

Hít thở như vậy trong khoảng 5 đến 10 phút, sau khi nhịp thở ổn định hãy tưởng tượng về những điều tốt đẹp; làm như vậy sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự căng thẳng và giúp tinh thần được cân bằng trở lại.

7. Dễ nổi nóng và giận dữ

Khi cai nghiện người ta dễ nổi nóng và giận dữ hơn. Vì vậy nên mỗi người cai nghiện cần tập luyện để luôn giữ được thoải mái và dễ chịu; giúp quên đi những cảm xúc tiêu cực không nên có.

Cách khắc phục: Xem phim, nghe nhạc nhẹ, tập thể dục, đi dạo phố, đi bơi, tắm nước ấm, xông hơi, đọc sách, làm các công việc yêu thích…có thể giúp tinh thần của bạn được thoải mái.

Các môn giúp tĩnh tâm như thái cực quyền, ngồi thiền, tập yoga cũng rất tốt cho việc kiểm soát cơn nóng giận. Hãy thử theo học và áp dụng chúng mỗi khi có cảm giác khó chịu.

8. Dị cảm

Dị cảm là một loại ảo giác mà người cai nghiện thường gặp phải, đó là “hội chứng kiến bò”; liên tục thấy ngứa ngáy, khó chịu như có côn trùng bò dưới da hay “giòi bò trong xương”.

Cách khắc phục: Có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện khi xuất hiện triệu chứng này.

Trạng thái khi cai nghiện ma túy, đau lưng, đau chân và cánh tay, não bộ, phục hồi, gây nghiện
Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim (ảnh: vinmec.com)

9. Thèm ma túy

Thèm ma túy là điều mà bất cứ người cai nghiện nào cũng gặp phải. Người cai nghiện sẽ càng thèm ma túy hơn nếu như gặp phải chuyện phiền muộn, bực bội hay bị rủ rê.

Cách khắc phục: Cơn thèm thuốc chỉ xảy ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, khi vượt qua nó sẽ cai được ma túy. Để đối phó với cơn nghiện, hãy thực hiện 3 chỉ dẫn dưới đây:

  • Trì hoãn quyết định dùng lại ma túy trong một tiếng đồng hồ. Trong 1 tiếng này, quyết tâm không nghĩ đến ma túy; hãy nghĩ là đã bỏ được mấy bữa rồi, không thể để những chịu đựng đã vượt qua là vô ích.
  • Để tư tưởng tập trung vào một việc nào đó khác trong thời gian 1 tiếng đồng hồ như xem phim, nghe nhạc nhẹ nhàng, tưới cây, làm vườn, đi dạo, trò chuyện…
  • Nếu đã vượt qua được cơn thèm thuốc; hãy luôn tự nhắc nhở và khích lệ mình đã thành công để cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn. Nhắc bản thân phân tích những điều lợi nếu cai được ma túy và những điều hại nếu nghiện lại cũng là cách rất tốt để tạo thêm động lực cho chính mình.

Trạng thái khi cai nghiện ma túy sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, đau đớn. Nhưng đừng bỏ cuộc, vì bỏ được ma túy thì cuộc sống mới có thể tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy tại Việt Nam

Kể từ khi giã từ tất cả (2017) trở thành một con người thiện lương, Bá Long nguyện đem câu chuyện đời mình để thức tỉnh lương tri; đem bình an đến với mọi người.

Quý vị thích tìm hiểu về mặt trái, góc khuất… hãy gửi tin nhắn qua trang fanpage https://business.facebook.com/news.nhipsong24h/ của chúng tôi nhé!