Chiến đấu cơ của Hạm đội Biển Đen vừa giáng đòn đáp trả vào ông Zelensky và chế độ Kiev với cuộc tập kích vũ bão. Khả năng chiến hạm “Lốc xoáy”, tên lửa siêu thanh Onyx và Su -30 sẽ còn gây kinh hoàng cho Ukraine ở Biển Đen.

Hạm đội Biển Đen đáp trả tuyên bố của ông Zelensky

Theo Bộ Quốc phòng Nga, vào khoảng 00:00 giờ Moscow ngày 30 tháng 8 (giờ Moscow), một tiêm kích thuộc lực lượng hải quân của Hạm đội Biển Đen ở Biển Đen đã tiêu diệt 4 tàu quân sự tốc độ cao cùng với các nhóm quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ hoạt động đặc biệt Ukraine với quân số lên tới 50 người.

Cùng ngày, Lực lượng Hạm đội Biển Đen đã đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine ở gần vịnh trung tâm Sevastopol vào đêm thứ Tư, ngày 30 tháng 8. Điều này đã được Thống đốc Mikhail Razvozhaev đã thông báo điều này trên kênh điện tín của mình.

Ông viết: “Tại khu vực Vịnh Sevastopol, theo thông tin sơ bộ, lực lượng PPDO đã đẩy lùi các cuộc tấn công của máy bay không người lái của đối phương từ trên biển. Tất cả các lực lượng và dịch vụ đều được đặt trong tình trạng báo động”.

Việc Hạm đội Biển Đen giáng đòn tiêu diệt 4 tàu đổ bộ và 50 quân nhân Ukraine đã đánh tan hy vọng hão huyền của ông Zelensky khi tuyên bố sẽ dập tắt mọi hoạt động của hạm đội lừng danh của nước Nga. Chúng ta còn nhớ rằng, vào ngày ⅞ vừa qua, ông Zelensky đã dọa sẽ tiêu diệt toàn bộ Hạm đội Biển Đen của Nga. Tổng thống Ukraine khi đó nói rằng:

“Nếu Nga tiếp tục thống trị Biển Đen và phong tỏa nó bằng tên lửa thì Ukraine cũng sẽ làm như vậy. Chúng ta không có nhiều vũ khí, nhưng nếu họ tiếp tục bắn, họ có thể không chiếc tàu vào cuối cuộc chiến. Và đó là những gì chúng tôi muốn cho họ thấy”.

Tuyên bố trên của ông Zelensky chủ yếu đem lại sự hoài nghi, tuy nhiên, nó cũng khiến một số nhà quan sát của chế độ Kiev cảm thấy phấn kích. Chỉ cách vài tiếng trước khi máy bay của Hạm đội Biển Đen tấn công nhóm tàu Ukraine sáng 30/8, tờ Newsmedia còn đăng bài với dòng tít rằng: Tiêu diệt Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga là cách tốt nhất để bảo vệ các cảng Ukraine. Bài báo dẫn lời nhà khoa học chính trị Taras Zagorodny nói rằng:

“Ukraine đã chứng tỏ rằng quân đội Ukraine có thể mở cảng. Cần có một nghìn, hai nghìn hoặc tốt hơn là 10 nghìn máy bay không người lái trên biển này. Chúng ta phải đặt cho mình nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga. Việc tiêu diệt toàn bộ hạm đội Nga trên bờ Biển Đen là cách tốt nhất để bảo vệ các cảng Ukraine”, chuyên gia này nói.

Những ảo tưởng của Kiev đã bị lay động dữ dội khi mới đây, xuất hiện hàng loạt thông tin cho thấy, Hạm đội Biển Đen đã được tăng cường những vũ khí đặc biệt đáng lo ngại cho phía Ukraine. Cụ thể, Hạm đội Biển Đen của Nga vừa được nhận tàu hộ vệ tên lửa mới nhất. Theo các nguồn tin, chiến hạm mới này mang tên “Cyclone” – nghĩa là ‘lốc xoáy”. 

Tờ news.ru lý giải tại sao tàu sân bay mang tên lửa Cyclone lại khiến Kiev lo ngại. Thứ nhất, tàu chiến Cyclone mang theo 8 tên lửa Calibre, nó có hệ thống phòng không mạnh mẽ dưới dạng phiên bản hải quân của Pantsir-M, một hệ thống pháo tên lửa phòng không có thể bắn hạ máy bay không người lái và các mục tiêu trên không. Theo chuyên gia quân sự Thuyền trưởng hạng 1 Vasily Dandykin, thì đây là sự bổ sung xứng đáng cho Hạm đội Biển Đen về sức mạnh tấn công và khả năng bảo vệ phòng không.

Lo ngại thứ hai của Kiev, theo diễn giả Natalya Gumenyuk của nhóm Yug thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine, tàu Cyclone được trang bị các hầm phóng đa năng cho tên lửa siêu thanh Onyx. Theo Chuyên gia quân sự cấp 1 Đại úy Vladimir Gundarov nói với NEWS.ru rằng: “Onyx là một vũ khí tuyệt vời. Đại diện Không quân Ukraine, Đại tá Yury Ignat, thừa nhận Lực lượng vũ trang Ukraine không thể bắn hạ những tên lửa hành trình này, họ không có hệ thống phòng không như vậy”.

Quả đúng là như thế, Yuri Ihnat, phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine, từng thừa nhận tên lửa diệt hạm siêu thanh Onyx được thiết kế để tiêu diệt phương tiện thủy và tàu thủy, bay với tốc độ 3000 km/h – tức là rất nhanh khiến Kiev không thể hóa giải. Đường bay của nó cũng là bài toán khó với lực lượng Ukraine. Tên lửa này bay cao khi phóng, song sẽ hạ thấp độ cao chỉ còn 15 m so với mặt biển khi tiếp cận mục tiêu. “Rất khó để đối phó với những tên lửa như vậy”, Yuri Ihnat thừa nhận.

Và một điểm thứ 3 khiến khiến Kiev sẽ phải hết sức lo ngại ở Biển Đen. Đó là Nga sẽ đưa hàng loạt chiến đấu cơ Su-30SM hoạt động độc lập. Chuyên gia quân sự  Gundarov lý giải việc tại sao trước đây Nga không có nhu cầu sử dụng lực lượng hàng không thuộc hải quân để tấn công tàu địch, bởi vì những nhiệm vụ này thường do hạm đội thực hiện. Nhưng hiện nay, trong trường hợp tàu trinh sát của Lực lượng Vũ trang Ukraine liên tục quần thảo, quân đội Nga phải hành động nhanh chóng. Chính vì thế, các tiêm kích Su-30SM với khả năng phát hiện và tấn công độc lập bất kỳ mục tiêu nào trên không, trên bộ hay trên mặt nước sẽ được hoạt động mạnh mẽ hơn trên Biển Đen.

Một trong những đòn cảnh báo mà Su-30SM đã gửi tới Kiev gần đây là ngày 22/8, tiêm kích Su-30SM đã lập chiến công đối hải khi bắn chìm tàu cao tốc của đối phương trên Biển Đen. Và ngay sau vụ bắn chìm 4 tàu Ukraine và loại bỏ 50 quân nhân sáng 30/8, đã có những phán đón rằng, chính tiêm kích Su-30 đã lập được chiến công này.

Nga bị Bắc Kinh ‘chiếm’ lãnh thổ trên bản đồ

Từ chiều qua 29/8 (giờ Moscow), nhiều trang báo Nga đưa thông tin về việc lãnh thổ Nga bị Trung Quốc ‘chiếm’ trên bản đồ.

Tờ mk.ru có dòng tiêu đề “Trung Quốc phê duyệt bản đồ địa lý của nước này, thêm lãnh thổ Nga vào đó”. Bản tin trên trang báo Nga này cho biết, trang web “Dịch vụ bản đồ tiêu chuẩn” của chính phủ Trung Quốc đã xuất bản một bộ bản đồ địa lý mới, được phê duyệt chính thức cho năm 2023.

Trên bản đồ, bạn có thể thấy một phần lãnh thổ của Nga được sáp nhập vào Trung Quốc, cụ thể là đảo Bolshoi Ussuriysky, được phân chia giữa hai nước.

Đáng nói, đây là một bản đồ quan trọng. Theo mk.ru, bộ bản đồ cập nhật này sẽ được sử dụng làm minh họa trong tin tức, sách và tài liệu quảng cáo. Ngoài ra, chúng có thể được sử dụng làm bản đồ cơ sở tham khảo.

Theo tờ báo Nga rbc.ru, đảo Bolshoy Ussuriysky là lãnh thổ tranh chấp giữa Nga và Trung Quốc trong 100 năm qua. Năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký hiệp ước chia hòn đảo làm đôi, nhưng điều này không được thể hiện trên các bản đồ mới của Trung Quốc. Phía rbc cho biết, họ đã gửi yêu cầu làm rõ sự việc này tới Bộ Ngoại giao Nga.

Cùng thời điểm, Ấn Độ cũng đưa ra tuyên bố phản đối Trung Quốc về hành động ‘cướp lãnh thổ” trên bản đồ. Tờ báo Nga vz.ru thông tin về việc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết nước này đã phản đối Trung Quốc về việc xuất bản bản đồ tiêu chuẩn năm 2023 bao gồm một số vùng lãnh thổ của Ấn Độ. Phía Ấn Độ bác bỏ những cáo buộc này vì chúng không có cơ sở.

Trước đó, Trung Quốc đã công bố “bản đồ chuẩn” năm 2023 thể hiện bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng và vùng Aksai Chin ở Ladakh bị Trung Quốc chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1962. Ngược lại, Ấn Độ coi Arunachal Pradesh là một phần không thể thiếu của mình.

Hành động của Trung Quốc được đặt trong bối cảnh mối quan hệ của Bắc Kinh và Moscow đang được cho là “tốt hơn bao giờ hết”; đồng thời, căng thẳng với New Delhi cũng được xem là hạ nhiệt kể từ khi xảy ra xung đột biên giới năm 2020. Nhất là ở giai đoạn hiện tại, Trung Quốc cùng Nga và Ấn Độ đều cùng chung lợi ích trong khối BRICS. Vì vậy, theo lẽ thường, thì hành động chiếm lãnh thổ trên bản đồ của Trung Quốc có thể coi là một động thái gây hấn rất không cần thiết và không đúng lúc, đúng chỗ.

Tuy nhiên, nếu xét theo chiều dài lịch sử gần 100 năm qua và nhìn vào chính sách đối ngoại của chính quyền Trung Quốc, thì điều này không có gì là bất thường. Bởi lẽ, dù là Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân hay Tập Cận Bình cũng vậy. Người ta đã quen với luật ngầm rằng, nếu coi Trung Quốc là bạn, hay đề phòng với những nhát chém sau lưng. Đặc biệt, trong vấn đề liên quan đến lãnh thổ, chưa bao giờ Bắc Kinh thực sự tỏ ra hòa ái và nhượng bộ.

Những người Nga cũng đã có bài học này một cách thấm thía và sâu sắc. Trong một video trước, chúng ta đã tìm hiểu về trận chiến năm 1969 trên hòn đảo phân định biên giới giữa hai nước Trung – Xô là đảo Damanski, mà người Trung Quốc gọi là đảo Trân Bảo. Ở giai đoạn này, Trung Quốc đang lung lay chực sụp đổ sau thất bại của chiến dịch Đại nhảy vọt và cùng với sự tàn phá của Cách mạng văn hóa thời kỳ đầu. Các hoạt động kinh tế xã hội và công nghệ của Bắc Kinh đại đa số phụ thuộc vào Liên Xô. Trung Quốc dựa vào Liên Xô, nhưng ngay cả trong tình huống ấy, họ đã bất ngờ tổ chức một trận tập kích đẫm máu trên đảo Trân Bảo. Sự kiện này đã suýt chút nữa khiến hai quốc gia này tiến đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Và dù đại chiến hạt nhân không xảy ra, thì nó đã mở ra một thời kỳ tiếp theo mà nhiều người Liên Xô khi đó chẳng ngờ: Trung Quốc chuyển hướng sang phương Tây, và chớp thời cơ bắt tay với Mỹ qua chuyến thăm lịch sử của tổng thống Hoa Kỳ Nixon năm 1972.