Trước thông tin ‘khả năng Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận mua bán tiêm kích F-16’, Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, tỏ ra hậm hực.

‘Mỹ bán F-16 cho Việt Nam’ khiến Bắc Kinh ‘nhảy dựng’?

Hôm 23/9, tờ Reuters đăng bản tin độc quyền cho biết, chính quyền Biden đang đàm phán với Việt Nam về thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa các đối thủ thời Chiến tranh Lạnh, bằng một thỏa thuận có thể khiến Trung Quốc khó chịu và gạt Nga ra ngoài.

Một gói thầu có khả năng được hoàn thành trong năm tới (2024), có thể hoàn thiện mối quan hệ đối tác mới được nâng cấp giữa Washington và Hà Nội với việc bán một phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ khi quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt với căng thẳng với Bắc Kinh ở Biển Đông đang tranh chấp, Reuters dẫn lời người cung cấp thông tin cho biết.

Bài báo cho biết thêm, thỏa thuận này vẫn đang ở giai đoạn đầu, với các điều khoản chính xác vẫn chưa được thống nhất và có thể không đạt được sự đồng thuận. Nhưng đó là chủ đề chính của các cuộc đàm phán chính thức Việt-Mỹ tại Hà Nội, New York và Washington trong tháng qua.

Washington đang xem xét cơ cấu các điều khoản tài chính đặc biệt cho các thiết bị đắt tiền có thể giúp Hà Nội đang thiếu tiền mặt thoát khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào vũ khí giá rẻ do Nga sản xuất, theo một nguồn tin khác giấu tên nói.

Một ngày sau bản tin của Reuters, tờ Thời báo Hoàn Cầu (cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc), đã đăng bài viết “Mỹ cung cấp tiêm kích F-16 cho Việt Nam ‘phá hoại hòa bình, ổn định'”.

Bài báo dẫn lời Wei Dongxu, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói rằng “bằng cách cung cấp máy bay chiến đấu F-16 có thể đã qua sử dụng cho Việt Nam và tăng cường quan hệ quốc phòng, Mỹ nhằm mục đích giành được một chỗ đứng khác trong khu vực thông qua việc bổ sung các ràng buộc chính trị như yêu cầu sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của Việt Nam.

Ông Wei cho rằng, tận dụng chỗ đứng mới này, quân đội Mỹ có thể gây thêm rắc rối ở Biển Đông để xây dựng vòng vây quân sự và kiềm chế Trung Quốc”.

Bài viết mang theo giọng điệu ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh khi ‘nhắn’ Việt Nam rằng ‘tránh rơi vào cái bẫy khiến nước này trở thành con tốt của Mỹ’. Thời báo Hoàn Cầu ‘dự đoán’ rằng nếu Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, Hà Nội có thể bị Mỹ kiểm soát và các chính sách quốc phòng cũng như hoạt động quân sự của Việt Nam có thể trở nên phụ thuộc vào các quyết định của Mỹ. Bài viết này kết luận rằng: “Việt Nam khó có thể chấp nhận được điều này”.

Chính quyền Trung Quốc bị phản đối bên ngoài trụ sở LHQ

Hôm 19/9, khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 78 đã khai mạc tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã đến Quảng trường Dag Hammarskjold bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) để thỉnh nguyện hòa bình, vạch trần cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với môn tu luyện này trong suốt 24 năm qua, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước giúp đỡ ngăn chặn cuộc bức hại vẫn đang diễn ra này.

Các học viên Pháp Luân Công vạch trần cuộc bức hại của ĐCSTQ bên ngoài Đại hội đồng LHQ, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại và thả người thân của họ. (Ảnh: Lin Dan / Epoch Times)

Các học viên Pháp Luân Công đã giăng biểu ngữ bên ngoài trụ sở yêu cầu ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Họ cũng tuần hành ô tô “Đả đảo ác ma Trung Cộng” (End CCP) và thu thập chữ ký ở các đường phố xung quanh.

Đoàn xe “End CCP” (Đả đảo ác ma Trung Cộng) tuần hành qua các con phố xung quanh bên ngoài Trụ sở Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Lin Dan / Epoch Times)

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, từ ngày 20/7/1999 đến tháng 6 năm nay, tổng số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết được ghi nhận đã vượt quá 5.000 người.

Người dân từ khắp nơi trên thế giới ký tên vào thư khởi xướng ​​”Đả đảo ác ma Trung Cộng” bên ngoài Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Lin Dan / Epoch Times)

Theo trang web EndCCP.com, tính đến ngày 19/9, người dân từ khắp nơi trên thế giới đã ký tên vào sáng kiến ​​“Đả đảo ác ma Trung Cộng” với hơn 3,864 triệu chữ ký. Ngoài ra, tính đến nay, số người thoái các tổ chức của ĐCSTQ (đảng, đoàn, đội) đã vượt quá 400 triệu người.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc dự đoán ‘Nga đánh đến Kiev’

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với kênh YouTube Judging Freedom, Đại tá Douglas McGregor, cựu cố vấn của người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, quân Nga có thể tiến sâu vào Ukraine trước sự bất lực của quân đội Kiev.

Theo Đại tá Douglas, kịch bản kết thúc chiến tranh ở Ukraine có thể là quân đội Nga kiểm soát hoàn toàn thành phố Odessa, và hành quân đến thủ đô Kiev.

Ông cũng nêu nhận định về thái độ của Putin và các nhà lãnh đạo phương Tây nhằm kết thúc cuộc chiến. Theo ông, Putin muốn chấm dứt xung đột theo cách có thể khôi phục mối quan hệ; có thể hợp tác lại với phần còn lại của châu Âu. Tuy nhiên, phương Tây đang củng cố nhận định rằng, sẽ không thể có lại mối quan hệ bình thường với Nga được nữa.

Su-34 Nga không kích sở chỉ huy và xe bọc thép Ukraine

RIA Novosti ngày 25/9 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Máy bay chiến đấu Su-34 của Quân khu Trung tâm đã thực hiện các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường vào trạm chỉ huy, quan sát và trạm điều khiển máy bay không người lái cũng như các phương tiện chiến đấu bọc thép của lực lượng vũ trang Ukraine trên hướng Krasnolimansk trong chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Trước đó, kênh Telegram Fighterbomber đưa tin, các đơn vị Su-34 thuộc Quân khu phía Bắc của Nga đã bắt đầu sử dụng bom dẫn đường UMPC FAB-1500 M54 ở Ukraine.

UMPC FAB-1500 về cơ bản sử dụng lại bom thông dụng FAB-1500 nặng 1,5 tấn được gắn thêm bộ kit UMPC cho phép nó tấn công mục tiêu với độ chính xác cao.