Người ta thường nói: “bệnh từ miệng mà ra” điều này đúng với bệnh tiểu đường. Vậy thường xuyên ăn loại thực phẩm nào dễ mắc bệnh, cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
- Ba thói quen xấu hủy hoại cuộc sống, giống như nghiện ma túy khó có thể tự thoát ra
- 7 thói quen gây hại cho xương mà nhiều người vẫn vô tư làm
- Trung y mách: Giấc ngủ không sâu vì bạn chưa chú tâm làm điều này
Sau khi ăn, thức ăn sẽ tạo ra glucose trong quá trình tiêu hóa và phân hủy. Khi tuyến tụy cảm thấy sự kích thích của glucose, nó sẽ tiết ra insulin để glucose vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng, để cơ thể chúng ta có đủ năng lượng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu insulin hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin và tạo ra kháng insulin, đường trong máu không thể xâm nhập vào tế bào, khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng và gây hại cho mạch máu, từ đó sinh ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường cũng là bệnh từ miệng mà ra? Thường xuyên ăn những loại thực phẩm nào dễ gây ra bệnh, cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Nội dung chính
Bệnh tiểu đường loại 1
Nguyên nhân của bệnh: Phần lớn là các bệnh tự miễn, yếu tố di truyền (gen HLA…), yếu tố môi trường (nhiễm virus, chất độc hóa học…) cũng có liên quan đến căn bệnh này. Do đó, mối tương quan giữa các yếu tố của chế độ ăn uống và bệnh tiểu đường loại 1 là tương đối thấp.
Ở đây phải giải thích một chút: Những người được nuôi bằng sữa mẹ khi còn nhỏ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 đến một mức nhất định.
Bệnh tiểu đường loại 2
Nguyên nhân của bệnh: Đây là một bệnh phức tạp về di truyền, nó được tạo ra bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền (gen béo phì…) và các yếu tố môi trường (thiếu dinh dưỡng, hoạt động thể chất không đủ…). Khuynh hướng di truyền lớn hơn bệnh tiểu đường loại 1.
Béo phì dẫn đến thiếu kháng insulin gây nên bệnh tiểu đường loại 2 là nguyên nhân chiếm tỷ lệ rất cao. Vậy ăn những loại thực phẩm nào dễ béo phì.
Nạp quá nhiều năng lượng một lúc
Thường xuyên ăn ngoài sẽ dẫn đến việc nạp quá nhiều năng lượng và gây ra béo phì.
Nạp quá nhiều đường tinh luyện
Nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường tinh luyện cao như: Đồ ngọt, đồ uống có đường, kẹo… rất dễ dẫn đến béo phì và sâu răng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những thiếu niên tiêu thụ 240ml đồ ngọt mỗi tuần có thể gia tăng nguy cơ béo phì lên đến 29%.
Thường xuyên không ăn sáng cũng là nguyên nhân dễ mắc bệnh tiểu đường
Hầu hết những người không ăn sáng thường có xu hướng ăn nhiều hơn vào buổi trưa, buổi tối. Hiệu ứng bù năng lượng này có thể dẫn đến đói, ăn quá nhiều và béo phì.
Nạp quá nhiều đồ uống ngọt phi dinh dưỡng
Đồ ngọt phi dinh dưỡng bao gồm: Kali acesulfame, aspartame, neotame, saccharin ăn được và sucralose.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đồ ngọt phi dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh về tim mạch và các bệnh khác; làm tăng tỷ lệ trầm cảm, tử vong của bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính.
Lưu ý: Thỉnh thoảng ăn với mức độ vừa đủ thì vẫn ổn.
Tiêu thụ quá nhiều axit béo trans
Axit béo trans có trong sữa, kem, dầu nhân tạo, bơ nhân tạo, bánh kem, bánh quy, thực phẩm chiên, sản phẩm phô mai, bơ đậu phộng, salad trộn, mì ăn liền…
Axit béo trans có thể làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp và giảm nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, axit béo trans trong chất béo nhân tạo có thể gây ra khối u, tiểu đường loại 2…
Nên kiểm soát trong vòng 2,2 gram mỗi ngày, tất nhiên, ăn càng ít càng tốt.
Hy vọng mọi người đều có thể duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giữ được cân nặng hợp lý và tránh xa bệnh tiểu đường.
Nguồn: secretchina