Tham vọng thủy điện của Trung Quốc có tác động tiêu cực kế sinh nhai của người dân các nước Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Sông Mekong chảy qua Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Đây là một trong những hệ thống sông phức tạp nhất thế giới, chỉ đứng sau sông Amazon về đa dạng sinh học cá.
Nhưng tất cả điều này đang bị đe dọa vì tham vọng thủy điện của Trung Quốc, theo chương trình Insight của CNA.
Chương trình phát hiện ra, những con đập lớn mà Trung Quốc đang xây dựng đã gây tổn hại cho môi trường và kế sinh nhai của người dân các nước ở khu vực hạ lưu sông Mekong.
Bài báo của CNA đề cập đến trường hợp của người đàn ông Thái Lan Anusorn Nantharak, 37 tuổi.
Anh sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven sông Mekong. Anh tham gia công việc đánh bắt cá của gia đình từ năm tuổi 17. Hồi đó, gia đình anh có hơn 10 chiếc thuyền đánh cá và có thể đánh bắt cả ngày.
Nhưng 15 năm trước, mọi thứ bắt đầu thay đổi.
“Chúng tôi từng tìm thấy rất nhiều loài cá lớn… Số lượng cá đã giảm và kích thước của chúng cũng nhỏ lại,” anh nói. Gia đình anh hiện chỉ sở hữu hai hoặc ba chiếc thuyền đánh cá.
Anh nói, các đập thủy điện mà Trung Quốc xây dựng dọc theo sông Mekong đã phá hủy hệ thống nước, do đó lượng cá ít hơn. Vì thế, cuộc sống của gia đình anh cũng bị đảo lộn.
Anh nói: “Các mùa lũ không còn theo cùng một chu kỳ nữa. Thời điểm lẽ ra phải là triều cường, thì dòng sông trở nên khô cạn. Còn khi lẽ ra dòng sông phải trở nên khô cạn, thì mực nước lại dâng cao”.
“Với những thiệt hại đối với hệ sinh thái, một số loài cá sẽ sớm tuyệt chủng.”
Nhà hoạt động môi trường Thái Lan Niwat Roykaew cho biết: “Trong 20 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng sông Mekong bị ảnh hưởng theo nhiều cách. “Rất nhiều sinh vật đã tuyệt chủng, môi trường bị phá hủy – tất cả những vấn đề này là kết quả của những dự án lớn đó, như những con đập đang được xây dựng”.
“Xây dựng đập không thân thiện với môi trường.”
Trước đó, các nhà nghiên cứu Canada đã chỉ rõ tham vọng của Trung Quốc không chỉ là về thủy điện. Bắc Kinh còn muốn sử dụng các con đập trên sông Mekong để thao túng dòng chảy của con sông, từ đó khống chế các nước ở khu vực hạ lưu như Việt Nam.