Bất chấp chính quyền Tổng thống Zelensky nhận được hàng tỷ đô la viện trợ từ Mỹ và đồng minh, thì quân đội của họ – vốn là nhân tố quan trọng bậc nhất trên chiến trường lại thiếu trang thiết bị tối thiểu. Các nhà phân tích quân sự và giới quan sát đã liệt kê những thách thức mà Lực lượng Ukraine có thể phải đối mặt trong năm 2023.
Hôm 11/1, truyền thông Ukraine đưa tin rằng, nhiều binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến hiện đang bị tê cóng do cái lạnh đột ngột và thiếu trang thiết bị cần thiết để giữ ấm.
Nhà báo Ukraine Yuri Butusov tác nghiệp trong khu vực chiến sự đã mô tả như sau: “Nhiệt độ thấp và gió thảo nguyên lạnh giá nhanh chóng làm giảm khả năng chiến đấu. Đáng tiếc là binh sĩ không được trang bị máy sưởi nhiệt hoặc điện cho tay chân. Bộ Quốc phòng tất nhiên không có thời gian để ý đến những vấn đề này, mùa đông như mọi khi đã đến bất ngờ. Vì vậy, các Tình nguyện viên thân yêu phải tự làm điều đó. Mỗi chiến binh phải có phương tiện đặc biệt để làm ấm tay và chân”.
Như vậy có thể thấy, bất chấp chính quyền Tổng thống Zelensky nhận được hàng tỷ đô la viện trợ từ Mỹ và đồng minh, thì quân đội của họ – vốn là nhân tố quan trọng bậc nhất trên chiến trường lại thiếu trang thiết bị tối thiểu.
Vì vậy, các nhà phân tích quân sự và giới quan sát đã liệt kê những thách thức mà Lực lượng Ukraine có thể phải đối mặt trong năm 2023 như sau:
Thứ nhất, người Nga không chỉ tấn công mà còn đang củng cố vững chắc các vị trí phòng thủ. Ít nhất, quân đội Nga đang được tăng cường bởi 300.000 quân dự bị, trong khi phía Ukraine tổn thất nhân mạng là quá lớn.
Thứ hai, những “thành công” của Ukraine trong năm 2022 là không bền vững bởi nhiều lý do, trong đó chủ yếu được tô vẽ của truyền thông phương Tây hơn là thực lực chiến đấu trên chiến trường. Ngoài ra chính những sai lầm của người Nga cũng giúp Ukraine không ít trong việc gây ra tổn thất cho đối phương, mà vụ tập kích đẫm máu tại doanh trại Nga ở Makiivka là một ví dụ.
Thứ ba, thành bại trên chiến trường cũng liên quan đến việc bên nào hết đạn trước. Bằng chứng cho thấy phía Nga cho đến nay có vẻ dư dả đạn dược hơn Ukraine, bất chấp nước này được cả Mỹ, NATO, EU tài trợ.
Thứ tư, nếu trong năm 2023 không có sự dịch chuyển đáng kể thì con đường phía trước của Ukraine sẽ ngày càng “u ám” khi thiếu điện, thiếu nước, thiếu năng lượng, trong khi ngân khố trống rỗng phải phụ thuộc vào tiền trợ cấp nước ngoài. Một cuộc chiến kéo dài sẽ trì hoãn vô thời hạn việc khôi phục Ukraine.
Thêm nữa, chính quyền Kyiv sẽ phải duy trì hàng trăm nghìn binh sĩ dọc theo chiến tuyến dài khoảng 1.200 km trong khi nền kinh tế của họ tiếp tục sụp đổ. Theo một cách nào đó, Ukraine đang tiến gần hơn đến mục tiêu của Tổng thống Putin, đó là tước bỏ thành công Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập.
Ngoài ra theo thời gian, khả năng tấn công của quân đội Ukraine sẽ suy giảm do số lượng binh sĩ tinh nhuệ của nước này đã thiệt mạng trong các trận chiến.
Trong khi ấy người Nga sẽ có cơ hội khôi phục nền kinh tế và khả năng chiến đấu cao hơn nhiều để mở cuộc tấn công trong tương lai. Chính Tổng thống Putin cũng xác nhận rằng, cuộc chiến có thể sẽ kéo dài nhiều năm.
Thứ năm là yếu tố bất ổn từ cuộc tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2024, và khả năng cao đảng Cộng hòa sẽ giành được Nhà Trắng do sự điều hành yếu kém cũng như bê bối cá nhân lẫn gia đình mà Tổng thống Biden đang phải đối mặt. Vì vậy sự hỗ trợ cho Ukraine sau năm 2023 là không thể đoán trước.
Thứ sáu là châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như lạm phát gia tăng. Chính các lệnh trừng phạt Nga đang khiến EU đau đớn trả giá, khi lục địa này bước vào giai đoạn phi công nghiệp thảm khốc. Hiển nhiên khi kinh tế trì trệ thì sự đóng góp hỗ trợ cho Ukraine sẽ theo chiều hướng giảm dần.
Trong khi ấy đối với Nga, triển vọng hồi phục sau một cuộc chiến tranh kéo dài cũng phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng của nền kinh tế, bên cạnh những yếu tố khác.
Theo Bloomberg, giá dầu Urals của Nga hiện được ấn định ở mức 37,8 USD/thùng, chỉ bằng một nửa giá dầu Brent thế giới là 81 USD và thấp hơn nhiều so với mức trần 60 đô la do các nước G7 áp đặt. Một phần lý do này là Nga không bán dầu cho phương Tây mà chỉ bán cho các nước “thân thiện” – tức là những nước không áp đặt lệnh trừng phạt. Nhưng do số lượng người mua hạn chế, Moscow đã phải chiết khấu rất lớn.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khách quan như giá dầu đã trở nên rẻ hơn trên thị trường thế giới trong những tuần gần đây do kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt là do Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế bởi chính sách Zero Covid.
Nhưng tình hình đang thay đổi có lợi cho Điện Kremlin, ít nhất là trong mối quan hệ với Trung Quốc, quốc gia hiện đang trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Việc chính quyền Bắc Kinh mở cửa biên giới sau ba năm cách ly với Covid được cho là sự kiện kinh tế lớn nhất năm 2023 và sẽ dẫn đến giá cả mọi thứ tăng cao bao gồm cả năng lượng.
Hôm 13/1, tờ bloomberg cho biết, mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 800.000 thùng mỗi ngày trong năm nay lên mức kỷ lục 16 triệu thùng/ngày, sau khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách nghiêm ngặt ‘không có Covid’ và mở lại biên giới. Đây là đánh giá của 11 chuyên gia tư vấn về vấn đề Trung Quốc.
Tờ Canada Today trích dẫn như sau:
“Số phận của dầu thô trong năm tới phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc, cũng như các quyết định của OPEC+, cùng tác động của các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga và vòng cung chính sách tiền tệ….
“Sự phục hồi của nhu cầu dự kiến sẽ tăng tốc từ quý hai… khi số lượng chuyến bay, đặc biệt là các chuyến bay quốc tế, dần hồi phục sẽ cần tới 970.000 thùng [mỗi ngày]”.
Các nhà phân tích cho biết, nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc trong quý hai có thể “bù đắp cho sự suy yếu theo mùa thông thường của dầu thô”, và hiện Trung Quốc đang mở rộng thị trường mua dầu ở Bắc Mỹ, Tây Phi, Biển Bắc và Địa Trung Hải trong tháng Ba và tháng Tư. Đây là tin đặc biệt tốt lành với người Nga.
Cũng trong ngày 13/1, Hãng tin TASS dẫn dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc nêu rõ, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc vào năm 2022 tăng 29,3% và đạt mức kỷ lục hơn 190 tỷ USD với thặng dư năm 2022 lên tới 38 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với năm 2021.
Đây được cho là một thất bại của chính quyền Biden khi tìm mọi cách trừng phạt nền kinh tế Nga, trong đó EU – đồng minh đắc lực của Mỹ hiện đang tìm kiếm vòng trừng phạt thứ 10 đối với Nga vào tháng 2 này.
Có thể bạn quan tâm: