Những người nông dân cùng chạy theo máy gặt lúa để đợi những con chuột đồng chạy ra sau đó dùng tay không bắt chuột.
- Video: Người đàn ông lái xe tải chở 170 bao tiền đi mua ôtô
- Video: Tưởng con bị ‘bắt cóc’ trâu mẹ quyết đuổi theo khiến người xem xúc động
Video ghi cảnh nông dân tay không bắt chuột đồng
Nguồn video: VnExpress.
Góc bình luận: Bắt chuột đồng mùa gặt ở miền Tây
Sau khi xem xong video, nhiều độc giả để lại bình luận thú vị:
- Ông Vàng kia không bắt được con nào chỉ lăng xăng là giỏi.
- Chó ở miền Tây biết bắt chuột hay lắm nhé. Mà con chó trong video này thấy đi chơi cho vui thì phải.
- Cái anh kiki chả làm được tích sự gì cả.
- Sao không giăng cái lưới dọc theo máy chạy nhỉ?
Hình tượng con chuột trong văn hóa dân gian của người Việt
Theo báo baodongnai, rất khó để khẳng định chuột xuất hiện trên trái đất này từ khi nào. Chuột từ lâu đã trở thành con vật quen thuộc với đời sống con người; trở thành biểu tượng văn hóa sinh động gắn với cách ví von đa chiều; chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Theo quan niệm của người dân miền Tây, đêm giao thừa, hễ nghe tiếng chuột kêu đâu đó quanh nhà hay trong bồ lúa, bồ khoai; thì nhiều người lại vui mừng khôn xiết. Đó là tín hiệu của một năm mới an khang thịnh vượng, mùa màng bội thu. Rõ ràng, ở đây, chuột giống như một “sứ giả” rất tốt và may mắn.
Trong dòng tranh Đông Hồ thì bức tranh Đám cưới chuột đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt. Chuột xuất hiện hóm hỉnh trong một đám cưới xưa với cờ, quạt, kèn, trống, ô và vô số lễ vật. Gặp phải con mèo già hung hãn cản đường, lũ chuột trong đoàn rước sợ hãi, nhốn nháo; phải cống nạp (chim, cá) cho mèo, cầu mong đám cưới bình yên. Hình ảnh những chú chuột trong bức tranh vô hình trung khiến người ta vừa thương vừa yêu mến chúng.
Ngoài sự hiện diện gần gũi trong đời sống con người, chuột còn là loài vật giữ một vị trí đặc biệt trong văn học dân gian, được nhắc đến nhiều trong ca dao, tục ngữ.