Ngành y tế Quảng Trị cho hay có 4 người đã “mất” do bệnh Whitmore; hay bệnh có tên đáng sợ là ‘vi khuẩn ăn thịt người’.
- Chẩn đoán ung thư phổi, xét nghiệm lại thấy mắc ‘bệnh ăn thịt người’
- Bệnh ‘vi khuẩn ăn thịt người’ tăng đột biến trong mùa lũ
Theo Dân Việt, ngày 24/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết; từ ngày 2/2 đến 23/11, bệnh viện này ghi nhận 30 ca bệnh Whitmore; do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người” gây ra.
Đặc biệt, từ sau đợt lũ đầu tiên xảy ra tại Quảng Trị đến nay; tức là sau ngày 14/10, có tới 24 người bị nhiễm Whitmore.
4 ca đã “mất” do “vi khuẩn ăn thịt người”
Bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore mất mạng đầu tiên là ông N.V.B; (51 tuổi, trú quận Hải An, Hải Phòng). Được biết, ông B là 1 trong số thuyền viên bị mắc kẹt trên con tàu Vietship 01; bị chìm ở biển Quảng Trị từ ngày 8-11/10. Ông B đã được xét nghiệm máu và chẩn đoán mắc bệnh Whitmore vào ngày 14/10.
Ba nạn nhân khác là H.V.V; (75 tuổi, trú xã Lìa, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị;, N.T.L (52 tuổi, trú xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, Quảng Trị); và H.C.D (47 tuổi, trú xã Hải Lâm, Hải Lăng, Quảng Trị).
Báo Thanh Niên dẫn lời Bác sĩ Lê Văn Lâm – Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, hàng năm bệnh viện này ghi nhận trên 10 ca mắc bệnh Whitmore. Trong đó chỉ khoảng 1/10 số bệnh nhân tử vong. Riêng năm nay, sau nhiều đợt bão lũ liên tiếp, số ca bệnh Whitmore tăng đột biến vì nước lũ phát tán vi khuẩn gây bệnh đi nhiều nơi.
Theo bác sĩ Lâm, vi khuẩn gây bệnh Whitmore sống ở bề mặt đất và nước. Chỉ cần cơ thể con người bị trầy xước, tiếp xúc với vi khuẩn này thì sẽ bị nhiễm bệnh. Hiện, bệnh này không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng nên rất khó phát hiện và khó chẩn đoán.