Quân đội Nga tiếp nhận lô Sukhoi SU-57 tân tiến; Áo cảnh báo châu Âu sẽ mất điện nhiều ngày
Theo EurAsian Times, Tập đoàn sản xuất Máy bay Thống nhất (UAC) do nhà nước Nga kiểm soát vừa thông báo một lô máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 mới đã được chuyển giao cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Tờ này có đoạn viết như sau: “Một lô máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 mới đã được chuyển giao theo một hợp đồng lớn với Bộ Quốc phòng Nga. Loại máy bay này là tương lai của ngành hàng không quân sự Nga, là hiện thân của các công nghệ và giải pháp thiết kế tiên tiến”.
UAC không nói rõ có bao nhiêu chiếc Su-57 đã được chuyển giao trong đợt mới nhất này. Tuy nhiên, một số người trên Twitter đã suy đoán ít nhất là bốn chiếc.
Trong 5 năm tới, Nga có kế hoạch mua 76 máy bay chiến đấu Su-57. Lưu ý là, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này thường xuyên vắng bóng trên không phận Ukraine kể từ chiến dịch đặc biệt của Nga vào tháng 2/2022.
Điều đó nói lên rằng, người Nga chưa tung ra các vũ khí tối tân nhất của mình vào cuộc chiến tại Ukraine trong khi chính quyền Kyiv đã nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Mỹ, NATO và EU.
Tuy nhiên tin tức về lô máy bay tàng hình này của Nga có lẽ chỉ làm giới lãnh đạo EU lo lắng, chứ người dân châu Âu giờ chỉ quan tâm nhiều đến mối lo thiết thực liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
Cảnh báo người châu Âu chưa chuẩn bị cho những ngày mất điện kéo dài
Hôm 29/12, Bộ trưởng Quốc phòng Áo đã cảnh báo người châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện kéo dài nhiều ngày.
Bà Klaudia Tanner đã đưa ra những bình luận trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Đức Die Welt như sau: “Nguy cơ mất điện trên diện rộng một lần nữa gia tăng đáng kể do hậu quả của cuộc chiến Ukraine.” “Vấn đề không phải là nếu nó xảy ra, mà là khi nào nó xảy ra”,
Cũng như hầu hết các chính trị gia phương Tây, rằng tất cả đều do lỗi của Putin mà không cần dẫn chứng căn cứ, bà Klaudia Tanner nói: “Đối với Putin, tấn công tin tặc vào các nguồn cung cấp năng lượng của phương Tây là một công cụ của chiến tranh hỗn hợp. Chúng ta không được giả vờ rằng đây chỉ là một lý thuyết. Chúng ta phải chuẩn bị cho trường hợp mất điện ở Áo và Châu Âu”.
Bóng ma mất điện đã ám ảnh các nước châu Âu trong vài tháng nay, khi lục địa này đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng do giá nhiên liệu tăng bởi các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga trong cuộc xung đột Ukraine.
Trong khi Tổng thống Putin vẫn là nhân vật “tế thần” thích hợp để khỏa lấp cho sự yếu kém của giới lãnh đạo phương Tây, giới quan sát nhận định rằng, sự phụ thuộc quá mức của châu u vào ‘năng lượng xanh’ và việc đóng cửa các nhà máy hạt nhân và sử dụng than truyền thống là một trong những lý do chính làm tăng nguy cơ mất điện tại châu Âu.
Kể từ khi nước Đức tự đặt mình vào con đường cắt giảm năng lượng bằng cách khước từ năng lượng của Nga, một số nhà lãnh đạo Đức gần đây đã đưa ra những cách sáng tạo mới để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, trong số đó là lời khuyên mọi người nên chuẩn bị cho khả năng mất điện kéo dài trong nhiều ngày.
Thủ hiến bang Baden-Württemberg đã đề nghị người dân Đức ngừng tắm nước nóng, mà thay vào đó là sử dụng khăn tắm để lau người, cũng như chỉ cần sưởi ấm một phòng trong nhà. Có nghĩa là vị quan chức này khuyến khích người dân ăn, ngủ và làm việc gói gọn trong một phòng và điều này khác lạ với tập quán sinh hoạt của người dân Đức.
Trong khi ấy các kênh truyền thông Anh tiếp tục kêu gọi các thần dân của Vương quốc Anh nên tắm càng ít càng tốt. Trong đó các chuyên gia khẳng định rằng tắm vòi hoa sen mỗi ngày là “quá nhiều”.
Có thể bạn quan tâm:
- Ông Tập Cận Bình sẽ gặp tổng thống Putin vào mùa xuân
- Trung Quốc phớt lờ các lệnh trừng phạt, kinh tế Mỹ lao đao