Những thói quen nhiều người mắc phải dưới đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch cơ thể. Hãy khắc phục để đảm bảo sức khoẻ trong mùa dịch COVID-19 nhé.

Thức khuya: Nếu thường xuyên không chợp mắt 7 – 8 tiếng mỗi đêm như các chuyên gia khuyến nghị, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Khi chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ giải phóng các cytokine, một loại protein chống viêm và nhiễm trùng. Do đó, không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh chất này, đồng nghĩa với việc bạn khó thể chống lại bệnh tật do virus và vi khuẩn gây ra.

Tổ chức National Sleep cho biết, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể phá vỡ đồng hồ sinh học, ức chế hormone điều hòa giấc ngủ melatonin và cản trở thời gian nghỉ ngơi của cơ thể, theo Tổ Quốc.

Lười vận động: Theo một đánh giá được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Frontiers of Immunology, tập luyện thường xuyên, dù ở cường độ cao hay vừa phải, đều giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Quá trình này kích thích sản sinh các kháng thể và tế bào bạch cầu, tạo điều kiện cho cơ thể chống lại virus và vi khuẩn hiệu quả. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể tăng trong khi tập thể dục còn góp phần ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tiêu diệt mầm bệnh.

Ảnh dẫn từ Bestie.

Luôn để bản thân rơi mệt mỏi: Nhà nghiên cứu miễn dịch học, tiến sĩ Kathleen Dass, từ Đại học Michigan (Mỹ), cho biết Khi bị căng thẳng, cơ thể tiết ra cortisol và adrenaline, các hoóc môn làm giảm mức độ tế bào bạch cầu lympho và phagocytes. Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc chống lại các kháng nguyên vi khuẩn và virus.

Ngồi cả ngày: Thiếu tập thể dục có thể làm cho bạn bị bệnh nặng ơn. Một nghiên cứu của tạp chí Y học thể thao Anh cho biết những người tập thể dục 1 tuần/lần thường kéo dài các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lâu hơn tới 42% so với những người tập luyện ít nhất 5 lần/tuần, theo Zing.

Bên cạnh đó, trê tờ Thanh Niên có khuyến cáo ba thói quen uống bia rượu, hút thuốc cũng sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.

Hút thuốc là kẻ thù cho hệ miễn dịch

Các hợp chất hóa học trong thuốc lá ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp, từ mũi đến phổi, tiến sĩ Dass nói. Khi hút thuốc, cơ thể tiết ra chất nhầy quá mức, làm hẹp đường thở và khiến phổi khó thải độc tố hơn, do đó làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.

Hơn nữa, vì cơ thể đang làm việc gấp đôi để loại bỏ các hóa chất do thuốc lá tiết ra, khả năng chống nhiễm trùng sẽ bị tổn hại.

Hút thuốc cũng làm giảm mức độ chất chống ôxy hóa bảo vệ trong máu, tiến sĩ Dass nói. Điều này làm tăng nguy cơ viêm phổi đến viêm phế quản.

Rượu bia tàn phá hệ miễn dịch

Rượu làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột, tiến sĩ Dass nói. Nó loại bỏ các vi khuẩn có lợi, và hậu quả là nhiều vi khuẩn có hại đi vào máu, dẫn đến viêm gan.

Theo tiến sĩ Dass, uống rượu ngăn chặn việc sản xuất cả tế bào T và tế bào B, giúp tạo ra các kháng thể tiêu diệt virus và vi khuẩn. Ngoài ra, nó làm suy yếu các globulin miễn dịch – kháng thể bảo vệ chức năng miễn dịch trong ruột và trong nước bọt.

Uống nhiều cũng làm suy yếu các tế bào biểu mô lót trong ruột, nơi có nhiều đặc tính hỗ trợ miễn dịch.