‘Nghe thông báo vợ mất vì Covid-19, anh ra cổng viện nằm 3 ngày’ và những bối rối của người truyền tin ở bệnh viện
“Bệnh viện xin thông báo tin buồn, người thân của anh/chị đã không qua khỏi vì Covid-19” – đó có lẽ là cuộc điện thoại mà không một ai muốn nghe, và cũng không ai muốn gọi. Nhưng dù vậy, khi đã gánh trọng trách trên vai, những người truyền tin vẫn phải làm tốt nhất trong khả năng của mình, để gửi lời chia buồn đến gia đình người tử vong.
Báo Pháp Luật và bạn đọc cho biết, người phụ nữ trong đoạn video là chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng (Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy). Chị Hằng vốn là chuyên viên, nhưng thời gian gần đây kiêm việc liên hệ, báo tin buồn cho người nhà, hướng dẫn thủ tục làm giấy báo tử, liên hệ công an, tổng lãnh sự quán trong trường hợp bệnh nhân là người nước ngoài…
Chị kể, công việc của mình trước hết là xác nhận thông tin người đang tiếp chuyện có phải là người nhà bệnh nhân không, có quan hệ thế nào, sau khi khớp thông tin, chị sẽ báo tin buồn cho họ, rõ ràng ngày, giờ tử vong.
“Một số trường hợp người ta cũng bình tĩnh, nhưng đa số là bất ngờ, bị sốc và khóc rất nhiều. Có người ngất, phải đưa điện thoại cho người khác để tiếp tục tiếp chuyện với mình. Có khi mình lặng theo người ta luôn. Chỉ đến khi thân nhân bình tĩnh để cảm xúc lắng xuống, mình mới tiếp tục”, chị Hằng nói.
Mời quý độc giả xem video (nguồn Bệnh viện Chợ Rẫy):
Việc thông báo tin buồn cho người thân tử vong vì Covid-19, với chị Hằng cũng có nhiều thách thức. Chị tâm sự, có những người nhất định không tin đó là sự thật. Chị nhớ, cách đây chưa lâu có một trường hợp gia đình “cầu cứu” chị nhiều lần, vì chồng của bệnh nhân quá sốc trước tin người vợ của mình đã qua đời.
Anh thậm chí đến trước cổng bệnh viện, nằm ở đó 3 ngày mà không chịu về. Người nhà và nhân viên hỗ trợ đều lo ngại anh có thể nhiễm bệnh cũng như không chấp nhận sự thật. Dù đã báo tin trước đó, chị Hằng phải nhắn tin vào điện thoại thêm lần nữa để người chồng bệnh nhân đọc và chấp nhận sự mất mát của mình.
“Có khi, mình chỉ hỗ trợ cho một gia đình có bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Nhưng sau đó, nguyên cả xóm biết số điện thoại, mọi người liên tục gọi hỏi thăm thông tin về người nhà.
Lúc đó mình đang ở nhà, nhưng vẫn nghe điện thoại, cố gắng trả lời cho người ta. Mình nghĩ, họ cũng giống như mình, có người nhà đi nằm viện điều trị mà không biết thông tin thì rất lo lắng. Mình thông cảm với thân nhân và cũng đau xót cùng với họ”, chị Hằng trải lòng.
TP. HCM tiếp tục ghi nhận số lượng F0 ngoài cộng đồng ở mức cao
Theo thống kê của Cổng thông tin Covid-19 TP. HCM được báo Zing đăng tải, tính đến 17h ngày 25/8, thành phố ghi nhận 5.268 ca mắc mới. Số liệu này ít hơn 26 trường hợp so với công bố của Bộ Y tế tại bản tin lúc 18h.
Số lượng F0 được phát hiện tại cộng đồng là 4.113 ca, chiếm tỷ lệ gần 84%. Tỷ lệ này tương đương với số liệu được ghi nhận trong ngày hôm qua (24/8).
Tuy nhiên, các địa phương ghi nhận số lượng F0 ngoài cộng đồng có sự thay đổi sau 24 giờ.
Trong 25/8, quận Tân Bình dẫn đầu về lượng bệnh nhân Covid-19 mới được ghi nhận với 529 ca mắc mới, tỷ lệ F0 tại cộng đồng chiếm gần 98%.
Đáng chú ý, quận Bình Tân và quận 6 ghi nhận lần lượt là 388 và 180 bệnh nhân. Tất cả đều là F0 được phát hiện ngoài cộng đồng. Tiếp sau đó là huyện Hóc Môn với tỷ lệ F0 tại cộng đồng so với tổng ca mắc là khoảng 99% (382/284 ca).
Quận 7 tiếp tục nằm trong nhóm 5 quận, huyện có tỷ lệ F0 ngoài cộng đồng cao trong ngày 24/8 và 25/8. Trong 24 giờ, quận 7 phát hiện 354 ca mắc mới, trong đó, số lượng F0 cộng đồng là 348, chiếm tỷ lệ hơn 98%…
- Vượt qua cửa tử, nữ bệnh nhân Covid-19 bật khóc, bác sĩ xoa đầu: ‘Sống rồi nha, cố gắng lên…’
- Chia sẻ của điều dưỡng trẻ: “Mình đã trải qua 30 ngày tiếp xúc với F0 như thế nào?”
Mời quý độc giả xem thêm video tin Covid-19 26/8: Thêm hơn 12.000 ca Covid-19 trong 24h; Gần 100% số ca bệnh mắc mới ở TP.HCM là F0 ngoài cộng đồng