Ngoài việc đứng nhón hai chân, bạn có thể đi bộ nhón chân, bước đi nhẹ nhàng kết hợp với hơi thở hoặc các hành động khác, hiệu quả sức khỏe được nhân đôi.
- Làm thế nào để tránh xa chứng ù tai và điếc tai?
- Bí quyết trường thọ của ông lão 256 tuổi
- Hầm thịt bò mà không nhừ, hãy ngâm với rượu trắng
Luyện các bài tập ở chân, đặc biệt là nhón chân đúng cách có thể điều hòa hơi thở bên trong cơ thể, giúp tăng cường thận và tăng cường tinh chất, cân bằng âm dương, khai thông khí huyết, thông suốt kinh mạch và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nội dung chính
Nhìn chung tập luyện ở chân có 3 lợi ích cho cơ thể
Giảm mệt mỏi về thể chất
Người ta thường nói: “Con người già bắt đầu từ chân.” Có một đường từ thận đến ngón chân gọi là đường thiếu dương thận kinh, nhón ngón chân có thể giúp kích thích thận, tăng cường giải độc, mũi bàn chân cũng có thể tăng cường sự chuyển động của các chi, tiêu thụ chất béo của bắp chân và giúp loại bỏ mệt mỏi.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Khi đứng nhón chân, các cơ chân vừa thả lỏng vừa kéo căng có thể kích thích mạch máu, khôi phục chức năng của các mạch máu, tăng tốc lưu thông máu trên toàn cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ có thể giữ nhịp tim của một người ở mức tập thể dục vừa phải và cung cấp đủ oxy cho cơ tim để giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Ngăn ngừa cứng khớp và đau nhức
Khi nhóm chân, cơ bắp chân và mắt cá chân đều được tập thể dục giúp thúc đẩy lưu thông máu đến các chi dưới, tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu và sự ổn định của khớp mắt cá chân, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch chi dưới, cứng khớp và đau nhức.
Thực hiện động tác nhón chân đúng cách, nhân đôi hiệu quả
Cách chính xác nhất để nhón chân là đứng thẳng lưng và giữ cho cơ thể đứng thẳng, hai chân chụm lại, hai tay đặt trước bụng hoặc chống hông. Từ từ nhón hai chân chân lên cho đến khi ngón chân chạm đất, và gót chân nhấc lên cao, trọng tâm nghiêng về phía trước, thư giãn phần thân trên, lặp lại hành động trong 20 đến 30 lần.
Ngoài việc đứng ngón hai chân, bạn còn có thể đi bộ nhón chân, bước đi nhẹ nhàng kết hợp với hơi thở, hoặc các hành động khác, hiệu quả sức khỏe được nhân đôi.
Vừa đi vừa nhón chân
Đứng kiễng chân như hướng dẫn phía trên, sau khi ăn khoảng 30 phút có thể vừa đi bộ vừa nhón chân trong khoảng 10-15 phút, đừng đi liền mạch, mỗi lần đi khoảng 30-50 bước thì dừng lại nghỉ ngơi một lúc. Với động tác này bạn có thể đi dựa vào tường để không bị ngã, nếu đã quen rồi thì không cần dựa nữa.
Vừa nâng hông vừa nhón hai chân lên
Đùi và đầu gối giữa thăng bằng, nhẹ nhàng nhấc gót chân lên xuống khoảng 30-50 lần, nhịp độ tự bản thân điều chỉnh, đừng nhanh quá, để tránh bị mỏi và đau đầu gối.
Nhón chân kết hợp với hơi thở
Vừa từ từ nâng ngón chân lên vừa từ từ thở ra, khi đặt gót chân xuống thì hít vào, lặp lại khoảng 10 lần, có thể luyện tập phổi và giúp thở dễ dàng.
Hai loại người không phù hợp để tập thể dục chân
Bởi vì luyện tập phần chân cần sự phối hợp cao của toàn bộ cơ thể, hơn nữa huyết áp có có thể tăng trong quá trình nhón chân, vì vậy những người bị huyết áp cao và loãng xương không thích hợp để luyện tập thể dục chân.
Nói đến tập thể dục, nhiều người đều tìm cớ rằng, mình quá bận, công việc quá mệt, không có thời gian để kiên trì luyện tập. Trên thực tế, mỗi ngày chỉ cần một động tác nhón chân nhỏ cũng có hiệu quả dưỡng thân rất lớn. Vì thế, nếu bình thường không có thời gian luyện tập, lại lười vận động có thể tập động tác nhón chân, linh hoạt gân cốt, phòng ngừa bệnh tim mạch.