Nhận cú tung cước đau điếng từ đà điểu khiến linh cẩu đi không vững, bỏ ý định tấn công.

Đối với đà điểu, kiên nhẫn giúp đem lại thành quả; nhưng có nhiều yếu tố khác góp phần giúp chúng sinh tồn thành công.

Zalika là thủ lĩnh mới của đàn linh cẩu, cho nên kiếm ăn cho cả đàn là trách nhiệm của nó. Và những con đài điểu non là món ăn ngon để cắn xé. Và cuộc săn mồi của linh cẩu bắt đầu…

linh cẩu bị đá đau 1
Linh cẩu đau điếng sau khi nhận cú đá từ đà điểu (ảnh chụp màn hình video).

Chỉ có hai con đà điểu cản đường, trong khi đó đàn linh cẩu tỏ ra thận trọng. Liệu chúng đã biết gì đó mà Zalika không biết? Không chần chừ, đà điểu bắt đầu dốc toàn lực tấn công, chạy thốc thẳng lại đá cho linh cẩu một cú đá đau điếng. Nhận cú đá bất ngờ khiến linh cẩu đi không vững.

Video ghi lại sự việc dẫn nguồn từ tờ BBC được báo VnExpress đăng tải:

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận sau khi xem video:

“Trúng một chiêu ‘vô ảnh cước’ của đà điểu. Linh cẩu đi chân thấp, chân cao chạy liểng xiểng”.

“Đà điểu chạy nhanh thật, bụp… linh cẩu ăn cước luôn”.

“Tuyệt vời đà điểu!”.

“Chắc cú đá nặng 100 cân là ít”.

“Quá đỉnh, không cần chỉnh”.

“Đá cho phát bị chân đi chữ bát luôn”.

Một số loài đà điểu còn sinh tồn

Đà điểu châu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa.

Đà điểu Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng.

Cũng có nguồn gốc ở Australia và các đảo phía bắc là 3 loài Đà điểu đầu mào. Chúng ngắn hơn Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp.

Nam Mỹ có 2 loài đà điểu châu Mỹ có kích thước trung bình, chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 – 25 kg.

Có thể bạn quan tâm: Buông bỏ giận hờn, làm người tốt và tốt hơn nữa