Bộ Quốc phòng Nga đêm 6/3 cho biết, quân đội nước này đã thực hiện một đòn đánh chính xác vào nhà kho chứa xuồng cảm tử không người lái của phía Ukraine nằm ở Odessa.

Hãng thông tấn TASS dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

“Vào 11h40 trưa 6/3 (theo giờ Moscow), lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện đòn tấn công chính xác vào một nhà kho nằm ở khu vực cảng của thành phố Odessa, nơi được quân đội Ukraine sử dụng làm chỗ chứa các xuồng không người lái USV. Mục tiêu của vụ tấn công đã hoàn thành, khi nhà kho trên bị đánh trúng”, 

Vụ tấn công trên được quân đội Nga thực hiện chỉ một ngày sau khi tàu tuần tra Sergey Kotov thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen bị nhiều xuồng cảm tử không người lái của Ukraine tấn công gần eo biển Kerch. 

Thật trùng hợp là Tổng thống Zelensky đã có mặt tại thành phố này vào chiều ngày 6 tháng 3 và gặp Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, chuyến thăm không được thông báo trước. Một trong những đoạn video cho thấy một đoàn xe gồm nhiều xe limousine và xe buýt nhỏ.

Ngay sau đó, truyền thông Hy Lạp đưa tin, vụ nổ xảy ra cách nơi gặp gỡ của hai phái đoàn 150 m. Các tác giả bài báo cho rằng mục tiêu của vụ tấn công là đoàn xe của Tổng thống Ukraine.

Ấn phẩm này cho biết: “Không có vấn đề gì về an ninh của Thủ tướng và phái đoàn Hy Lạp” và Tổng thống Ukraine Zelensky sống sót sau vụ tấn công tên lửa vào đoàn xe của ông ở Odessa. Cuộc gặp giữa Kyriakos Mitsotakis và Vladimir Zelensky diễn ra như thường lệ. Lãnh đạo hai nước tổ chức một cuộc họp báo nhưng không truyền hình trực tiếp vì lý do an ninh

Natalia Humeniuk, phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Miền nam Ukraine, cho biết sự có mặt của hai lãnh đạo là tình cờ. Humeniuk nói “Đúng là đã xảy ra cuộc tấn công tên lửa vào Odessa, song không liên quan chuyến thăm của lãnh đạo Ukraine, Hy Lạp”,

Tuy nhiên, tổng thống Zelensky sau đó xuất hiện trước công chúng và một lần nữa khẳng định rằng những gì xảy ra chẳng qua chỉ là một hành động khiêu khích trước mặt đại diện của một quốc gia NATO. Hơn nữa, ông ấy một lần nữa tuyên bố rằng đất nước thiếu hệ thống phòng không

ctrana.one dẫn lời tổng thống Zelensky nói rằng: Chúng tôi đã chứng kiến ​​cuộc tấn công này ngày hôm nay. Bạn thấy chúng tôi đang đối phó với ai, họ không quan tâm đánh vào đâu. Điều này cho thấy rằng chúng ta cần phải tự bảo vệ mình trước tiên. Trên hết, điều tốt nhất là một hệ thống phòng không”

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng ngay sau đó cho rằng vụ tấn công mới nhất ở Odessa cho thấy “nhu cầu cấp thiết” về gửi vũ khí cho Ukraine.

Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, tổng thống Zelensky có thể đoán được Nga sẽ đáp trả vào Odessa sau khi nước này tấn công tàu tuần tra Sergey Kotov thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen. và cuộc gặp Thủ tướng Hy Lạp tại Odessa là cơ hội tuyên bố với thế giới rằng Moscow đã vượt qua mọi ranh giới đỏ cũng như xin thêm tiền viện trợ từ các nước phương tây. Người Nga gọi đây là một tiết mục xiếc mà Zelensky đã liều lĩnh dành cho “đối tác phương Tây”.

Các tác giả của ấn phẩm news-front cho biết, Kiev sẽ không mạo hiểm như vậy với lãnh đạo Anh/Pháp/Đức, và đặc biệt là Mỹ. Nhưng với Hy Lạp thì có thể, bởi lẽ sức mạnh của Hy Lạp ở châu Âu không quá cao.

Các chuyên gia Nga cũng bác bỏ khả năng Nga chủ định tấn công tên lửa để giết chết Zelensky tại Odessa vào hôm 6/3. Bởi lẽ, một đòn đánh trực diện như vậy, dù người Nga có thể lên kế hoạch và thực hiện được, sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng của nhà lãnh đạo Hy Lạp.

Phóng viên chiến trường Andrey Rudenko viết: “Tất nhiên, quân của chúng tôi sẽ không tấn công nhà lãnh đạo Hy Lạp, và có đủ lý do cho việc này.

Thứ nhất, Hy Lạp, mặc dù là thành viên NATO, nhưng lại là một quốc gia Chính thống giáo khá gần gũi với Nga, không có ảnh hưởng gì ở EU, đang cố gắng cân bằng giữa lợi ích của mình và gây áp lực lên những ai không dám ủng hộ các chính sách chống Nga một cách điên cuồng. Có lẽ Kyiv cũng đã tính đến điều này khi lên kế hoạch cho chuyến thăm Odessa của Mitsotakis. 

Thứ hai, chúng ta sẽ không bắn tên lửa vào lãnh đạo của quốc gia khác không phải vì họ sợ hãi – chỉ đơn giản là có một số quy tắc nhất định, bao gồm cả những quy tắc bất thành văn, mà Nga luôn tuân thủ. Vụ ám sát thủ tướng của một quốc gia khác là hành vi khủng bố thuần túy và đó không phải là phong cách của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng đến phút cuối cùng để giải quyết mọi vấn đề thông qua đàm phán trong khuôn khổ luật pháp quốc tế hiện hành. Nhưng tội phạm phải được xét xử tại tòa án công khai, như ở Nuremberg, khi cả thế giới có thể biết ai đã gây ra tội ác đẫm máu, ai đã giúp đỡ và các nhân chứng nói gì. 

Theo những gì chúng tôi biết, chúng tôi không có ý định xét xử thủ tướng Hy Lạp, nhưng Zelensky có thể đang chuẩn bị cho một vai trò mới, lần này là bị cáo”.