Nghề nuôi tôm Thanh Hóa bước vào vụ mùa 2025 với nhiều kỳ vọng và không ít thách thức. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Để thành công, người nuôi phải am hiểu sâu về kỹ thuật, môi trường và lựa chọn con giống chất lượng.

Lợi ích và thách thức trong nghề nuôi tôm thẻ ao đất

Ưu điểm của nghề nuôi tôm ao đất

  • Màu sắc và chất lượng thịt vượt trội: Tôm nuôi trong ao đất có màu sắc đẹp; hấp thụ nhiều khoáng chất và dưỡng chất tự nhiên.
  • Chi phí đầu tư hợp lý: So với mô hình ao bạt; nuôi tôm ao đất giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

Nhược điểm của mô hình nuôi tôm ao đất

  • Kỹ thuật quản lý cao: Người nuôi cần nắm vững kiến thức về môi trường ao; để kiểm soát mầm bệnh hiệu quả.
  • Sản lượng không ổn định: Tôm nuôi ao đất thường có năng suất không đều; thấp hơn so với mô hình ao bạt.

Chia sẻ từ người nuôi tôm tại Nga Sơn – Thanh Hóa

Chú Thăng chủ cơ sở cung cấp giống tôm Nga Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: Quốc Toàn/Tin360)

Theo một chủ cơ sở nuôi tôm giống tại Nga Sơn; năm 2024 gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, vào chính vụ hè và cuối năm, điều kiện thuận lợi hơn. Giá tôm có thời điểm giảm còn 170.000đ – 180.000đ/kg (loại 30 con/kg); gây áp lực lớn lên chi phí sản xuất.

Cuối năm và đầu năm, giá tôm tăng lên 320.000đ – 350.000đ/kg giúp người nuôi nhanh hồi vốn và có lãi. Tuy vậy, thời tiết đầu năm 2025 dự báo vẫn sẽ thất thường, làm tăng rủi ro cho nghề nuôi tôm.

Thách thức và cơ hội của nghề nuôi tôm tại Thanh Hóa

Sự phát triển của công nghệ cùng xu hướng bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái đã tác động mạnh đến chuỗi cung ứng qua các đại lý.

Để duy trì hoạt động, nhiều đại lý nhận phân phối số lượng lớn từ các nhà máy; cung cấp thức ăn và thuốc bệnh, đồng thời hỗ trợ công nợ và bao tiêu đầu ra giúp người nuôi ổn định sản xuất.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm tại Thanh Hóa vẫn đối mặt với khó khăn lớn; do hiệu quả nuôi thấp hơn so với các tỉnh phía Nam; dẫn đến giá thành sản phẩm cao và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm xuân 2025

Để vụ nuôi đầu năm 2025 đạt kết quả tốt, các hộ nuôi cần vệ sinh ao nuôi kỹ lưỡng nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại; đặc biệt với những ao từng bị bệnh EHP (Enterocytozoon hepatopenaei).

Việc chọn con giống chất lượng đóng vai trò quyết định; nên nhập từ các cơ sở uy tín với đầy đủ giấy xét nghiệm và kiểm dịch. Tại Thanh Hóa, tôm giống thường được nhập từ các tỉnh như Ninh Thuận, Vũng Tàu…

Tôm giống vụ xuân 2025 (Ảnh: Quốc Toàn/Tin360)

Trong quá trình nuôi, do thời tiết đầu xuân lạnh và mưa nắng thất thường; bà con cần tăng cường bổ sung oxy, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho tôm.

Hiện tại, giá thức ăn ổn định trong khoảng 30.000đ – 33.000đ/kg, tùy theo thương hiệu và nhu cầu thị trường.

Kỳ vọng vào nghề nuôi tôm năm 2025

Hộ dân nuôi tôm đầu xuân (Ảnh: Quốc Toàn/Tin360)

Dù còn nhiều khó khăn, bà con nuôi tôm tại Thanh Hóa vẫn đặt kỳ vọng lớn vào năm 2025; với giá tôm tăng và thời tiết ổn định.

Nghề nuôi tôm tiếp tục là niềm hy vọng lớn, mang lại thu nhập ổn định; và góp phần phát triển bền vững cho người dân địa phương.