Nếu Washington cung cấp cho Kiev các tên lửa tầm xa hơn, Nga sẽ bảo vệ đất đai của mình bằng “mọi phương tiện sẵn có”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng, Washington trở thành “đồng lõa với tội ác chiến tranh” bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev. Nếu Mỹ quyết định cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine, “nó sẽ vượt qua lằn ranh giới đỏ và trở thành một bên thực sự trong cuộc xung đột”, bà nói thêm.
Bà Zakharova cho biết, một động thái như vậy sẽ tương đương với việc triển khai các tên lửa tầm trung trên mặt đất tới châu Âu, đồng thời cho biết thêm rằng các vũ khí như vậy trước đây đã bị cấm bởi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Hiệp ước INF) giữa Mỹ và Nga mà Washington đã đơn phương rút khỏi năm 2019.
Người phát ngôn cho biết: “Trong một kịch bản như vậy, chúng tôi sẽ phải đưa ra phản ứng thích hợp và nói thêm rằng Nga “có quyền bảo vệ lãnh thổ của mình bằng bất kỳ phương tiện nào có sẵn .
Washington đã cung cấp cho Kiev các hệ thống rocket phóng loạt M142 HIMARS và M270 MLRS, cũng như các loại đạn có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly khoảng 70 km.
Giờ đây, Kiev cũng tìm cách có Hệ thống Tên lửa Chiến thuật do Mỹ sản xuất, hay còn gọi là ATACMS. Những tên lửa này, cũng có thể được bắn bởi các hệ thống HIMARS và MLRS, có tầm bắn xa hơn đáng kể, khoảng 300km và có thể tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Washington đang tìm cách kéo cuộc xung đột ở Ukraine càng lâu càng tốt trong khi vẫn kiểm soát cách chiến tranh phát triển, bà Zakharova nói, gọi đó là dấu hiệu cho thấy Mỹ “tham gia trực tiếp vào cuộc giao tranh”.
Bà cũng cáo buộc Mỹ đang tìm cách “gây bất ổn toàn cầu” và kích động một “cuộc chạy đua vũ trang” mới.
Tuyên bố của bà được đưa ra chỉ một ngày sau khi Đại sứ Nga tại Washington, Anatoly Antonov, cáo buộc Mỹ “xúi giục Kiev” chống lại Nga, cũng như hỗ trợ các nỗ lực quân sự của Ukraine và “khoe khoang” về điều đó.
Nhà ngoại giao cũng cho rằng tuyên bố của Hoa Kỳ về việc không trở thành một bên trong cuộc xung đột là “lố bịch” và “vô căn cứ.”
Vào tháng 9, Lầu Năm Góc đã tiết lộ một gói viện trợ quân sự mới cho Kiev trị giá 675 triệu USD. Gói này bao gồm đạn pháo, xe bọc thép và mìn phóng từ xa, cùng các vật phẩm khác.
Xem thêm: Chiến trường rung chuyển: Nga từ bỏ “Chiến dịch đặc biệt” để bắt đầu cuộc chiến ‘nghiêm túc’?