Việc phá hủy lưới điện nhằm cắt đứt tuyến đường vận chuyển vũ khí của phương Tây vào Ukraine đang ngày càng gia tăng, khi Nga bắt đầu áp dụng chiến thuật mồi nhử để phá hủy hệ thống phòng không cũng như làm cạn kiệt tên lửa của Ukraine.
Hôm 16/12, tờ New York Times đưa tin như sau: “Nga đã phóng hàng chục tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào sáng thứ Sáu, đánh sập các hệ thống sưởi ấm ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng, và khiến cơ quan năng lượng quốc gia phải áp đặt tình trạng mất điện khẩn cấp.
Nga đã phóng 76 tên lửa vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp Ukraine và lực lượng phòng không đã bắn hạ được 60 tên lửa trong số đó”.
Như vậy theo bản tin trên thì chỉ có 16 quả tên lửa đã bắn trúng mục tiêu, 60 tên lửa còn lại của Nga đã bị phòng không Ukraine bắn hạ. Tuy nhiên, con số này lại mâu thuẫn với báo cáo đề cập đến một số mục tiêu khác như sau:
Một ngày sau, ngày 17/12, New York Times lại tiếp tục thay đổi các con số khi đưa tin như sau:
“Bộ tổng tham mưu của Ukraine cho biết hôm thứ Bảy rằng người Nga đã phóng 98 tên lửa và 65 tên lửa được bắn từ các hệ thống đa tên lửa nhằm vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng dân sự và năng lượng trong cuộc tấn công đó. Quân đội [Ukraine] trước đó đã đưa ra con số 76 tên lửa và mặc dù không rõ tại sao con số này lại thay đổi, nhưng thông tin trong những giờ đầu tiên sau một cuộc tấn công thường không đầy đủ.”
Thực tế là trong bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga cũng không nêu con số chính xác, nhưng tuyên bố hé lộ rằng mồi nhử là một phần cố ý của cuộc tấn công:
Báo cáo có đoạn như sau: “Vào thứ Sáu, ngày 16/12, các hệ thống liên hợp công nghiệp, quốc phòng và chỉ huy quân sự của Ukraine cũng như các cơ sở năng lượng hỗ trợ họ đã bị tấn công bằng một cuộc tấn công lớn bằng vũ khí chính xác tầm xa, trên không và trên biển. Mục đích của cuộc tấn công đã đạt được. Tất cả các mục tiêu được chỉ định đã bị vô hiệu hóa…
Trong quá trình đẩy lùi cuộc tấn công của các hệ thống phòng không Ukraine và phương Tây, một nguồn lực đáng kể đã được sử dụng cho các mồi nhử được phóng có chủ ý”.
CNN cũng cho biết: “Một chiếc MiG-31K có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzal, cũng được nhìn thấy trên bầu trời Belarus trong cuộc không kích hôm thứ Sáu ở Ukraine”. Tuy nhiên, tuyên bố của họ [Ukraine] không rõ liệu Kinzal có được sử dụng trong các cuộc tấn công hay không.
Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine, Yurii Ihnat, cho biết: “Kẻ thù muốn phân tán ồ ạt sự chú ý của lực lượng phòng không”.
Như vậy có thể thấy, phía Nga đã sử dụng các mồi nhử vừa giúp đảm bảo các tên lửa nhắm đến mục tiêu không bị cản trở, vừa tiêu diệt được tên lửa của đối phương.
Chuyên gia quân sự người Nga, Trung tướng Aitech Bizhev cho biết: “Kể từ khi tạo ra các hệ thống phòng không, các phương pháp đánh lạc hướng đối phương đã được sử dụng. Một trong những phương pháp này là sử dụng mồi nhử”.
“Với sự trợ giúp của các mục tiêu giả, có thể xác định việc triển khai các hệ thống phòng không của đối phương để tiêu diệt tiếp theo. Họ có hai nhiệm vụ chính: đảm bảo tên lửa của họ di chuyển không bị cản trở đến mục tiêu và triệt tiêu tiềm năng tên lửa của đối thủ”.
“Tên lửa hành trình, thiết bị gây nhiễu, pháo sáng, máy bay không người lái… có thể được sử dụng làm mồi nhử”.
“Việc sử dụng mồi nhử rất đơn giản và hợp lý: khi một tên lửa được phóng đi, máy bay không người lái hoặc tên lửa được phóng ở phía trước và phía sau nó, đóng vai trò là mồi nhử. Hệ thống phòng không của đối phương sẽ phản ứng với chúng và thay đổi đường bay của tên lửa”.
Ngoài ra Trung tướng Aitech Bizhev cũng nhấn mạnh rằng “đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng phương pháp mồi nhử”. Ông kết luận rằng, việc dùng mồi nhử này nhằm giảm thiệt hại cho phía Nga và gây tổn thất hơn cho phía Ukraine khi nước này “hiện đã thiếu tên lửa dẫn đường phòng không”.
Như vậy có thể thấy trước tiên Nga phóng UAV giá rẻ để làm mồi nhử và sau đó theo dõi bằng tên lửa hành trình thực sự. Ở vòng đầu tiên, khi radar của hệ thống phòng không Ukraine phát hiện ra UAV, nó sẽ phát sáng và ở vòng thứ hai, tên lửa theo sau UAV mồi nhử của Nga sẽ được phóng tới để tiêu diệt hệ thống phòng không Ukraine.
Vì vậy, trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/12 có liệt kê tên lửa Nga đã phá hủy 4 trạm radar của hệ thống phòng không S-300 Ukraine gần 2 khu định cư ở vùng Dnipropetrovsk và 2 khu định cư khác ở vùng Zaporozhye.
Ngoài ra báo cáo cho biết “cuộc tấn công đã ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí và đạn dược do nước ngoài sản xuất, ngăn chặn việc di chuyển các nguồn dự trữ đến các khu vực chiến đấu và ngăn chặn các doanh nghiệp quốc phòng của Ukraine sản xuất và sửa chữa vũ khí, thiết bị quân sự và đạn dược”.
Như vậy có thể thấy, cuộc tấn công tên lửa của Nga hôm 16 và 17 /12 đã gây thiệt hại khá nặng nề cho phía Ukraine.
Có thể bạn quan tâm: