Vài ngày trước, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video cho thấy nước này có khả năng nhanh chóng triển khai hệ thống tên lửa liên lục địa (ICBM) hạt nhân mạnh mẽ ở bất cứ đâu trong lãnh thổ, với tầm bắn có thể tấn công bất cứ nơi nào ở châu Âu hoặc Mỹ khi nó được nạp tên lửa.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars đã được nạp vào một silo (hầm ngầm) tại đội hình tên lửa Kozelsk ở vùng Kaluga, phía tây nước Nga, ngay sau khi chính quyền Biden cân nhắc cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa Patriot.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng xác định tên lửa này là “Yars” – sở hữu đầu đạn hạt nhân – cùng loại với vụ thử nghiệm của lực lượng hạt nhân Nga hồi tháng 10.
Tờ News Week đưa tin như sau: “Tổ hợp tên lửa Yars được nạp ở vùng Kaluga có sức công phá ‘gấp 12 lần quả bom Mỹ đã phá hủy thành phố Hiroshima’…, với phạm vi hoạt động lên tới 12.000 km có thể tấn công Mỹ hoặc bất kỳ nơi nào ở châu Âu và tải trọng lên tới 500 kiloton.”
Tên lửa “Yars” có thể phóng đi chỉ sau 7 phút chuẩn bị. Đáng chú ý là, nó cực kỳ linh hoạt, có thể được phóng từ bất kỳ một địa điểm nào, từ một gara đặc biệt có mái trượt hoặc từ một vị trí không chuẩn bị trong quá trình triển khai thực địa.
Tổng thống Putin gần đây đã nhắc lại học thuyết hạt nhân truyền thống của đất nước, nhấn mạnh rằng ông không tìm cách triển khai vũ khí hạt nhân, nhưng cũng cảnh báo sẵn sàng sử dụng vũ khí nếu lãnh thổ Nga bị đe dọa hiện hữu.
Điều này xảy ra khi Ukraine trong những tháng qua đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, tên lửa và phá hoại trắng trợn bên trong Crimea do Nga kiểm soát, và thậm chí tiến sâu vào lãnh thổ Nga trong các cuộc tấn công xuyên biên giới.
Mỹ, NATO đang đẩy Ukraine vào cảnh nồi da xáo thịt
Giới quan sát đang nhận định rằng, các mục tiêu đầu tiên của một cuộc tấn công chung sắp tới giữa Nga-Belarus vào Ukraine có khả năng sẽ là các thành phố Lviv, Lutsk, Rivne, Zhytomyr.
Tuy nhiên, đối với những suy đoán đang diễn ra trên các kênh truyền thông phương Tây, các quan chức hàng đầu của Nga vừa bác bỏ ít nhất là vào thời điểm này khi phát ngôn viên của Tổng thống Putin Dmitry Peskov trả lời hàm ý với phóng viên tại Belarus rằng: “Zaluzhny [tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine] đang làm việc quá sức và ông ấy cần được nghỉ ngơi”.
Bộ Tổng tham mưu Nga được cho là đang chăm chú theo dõi mọi hành động của chính quyền Joe Biden trong vấn đề về Ukraine, và tình hình có vẻ nóng lên trông thấy khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng họ đã nạp hai tên lửa ICBM Yars vào hầm chứa có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Mỹ.
Trong những tháng trước, lực lượng Nga có thể trông hơi yếu đuối khi họ huy động tối đa 100.000 quân đa phần là quân dự bị và dân quân Donbass để chống lại 1 triệu quân Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt có quy mô nhỏ.
Ngay cả bây giờ, việc điện Kremlin huy động 300.000 quân vẫn chưa thể đủ về mặt lý thuyết để có thể thực hiện việc “phi quân sự hóa” hoàn toàn Ukraine.
Tuy nhiên trên thực tế, trong những tháng gần đây Nga đang bận rộn chứng minh một lý thuyết mới: Đó là phá hủy có kế hoạch hệ thống lưới điện Ukraine bằng UAV và tên lửa hành trình thông thường. Và với dàn tên lửa siêu thanh tối tân của mình, Nga ngầm cảnh báo có thể đánh sập tất cả các cây cầu, bến cảng, sân bay cũng như các nhà máy điện, kho dự trữ và các cơ sở sản xuất năng lượng của NATO, EU chỉ trong vài giờ.
Moscow đã xác nhận rằng Mỹ đã lên kế hoạch, chủ mưu và trang bị cho Ukraine vũ khí để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm việc tấn công căn cứ không quân ở Engels, mặc dù chính quyền Kyiv luôn phủ nhận.
Điều nguy hiểm là, thông điệp chiến lược của Moscow gửi tới Mỹ/NATO rằng, sớm hay muộn Nga sẽ phản ứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của loại vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Học thuyết hiện tại của Nga cho phép Moscow đáp trả bằng đòn tấn công hạt nhân và xét cho cùng, căn cứ không quân Engels-2 là nơi có các máy bay ném bom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là những tài sản chiến lược hàng đầu của Nga.
Trong khi đó trên chiến trường thực địa, Nga đã thực hiện Chiến lược Tác chiến Chiều sâu. Ở một số địa điểm dọc theo chiến tuyến rộng lớn, Nga đã tấn công vào những điểm rút quân của Ukraine vốn đang ẩn náu trong tuyến phòng thủ thứ hai. Khi các binh sĩ Ukraine đi qua những địa hình khó khăn, lầy lội để tiếp vận hoặc giải cứu các đơn vị tiền tuyến, họ đã bị phía Nga tiêu diệt.
Chiến thuật lặp đi lặp lại này, ngày này qua ngày khác, trong nhiều tháng liên tục đã dẫn đến việc lực lượng Ukraine tổn thất không hề nhỏ, lên tới hàng trăm nghìn binh sĩ.
Lối thoát duy nhất lúc này là cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán, trước khi Nga ra quyết định tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo. Vậy tại sao cho đến giờ Ukraine vẫn khước từ đàm phán với Nga và cả Mỹ, NATO đều liên tục nhắc nhở công chúng thế giới rằng, thời điểm này chưa đến lúc để đàm phán.
Có thể bạn quan tâm: