Hôm 8/11, tờ The Mirror của Anh đưa tin,  Nga cảnh báo rằng họ sẽ thử nghiệm tên lửa siêu thanh RS-28 Sarmat xuyên lục địa lần hai, có biệt danh là “Satan-2” vào cuối tháng 12 năm nay. 

Vào tháng 5, Dmitry Rogozin, cựu giám đốc Tập đoàn sản xuất vũ khí Roscosmos cho biết, khoảng 50 tên lửa siêu thanh Sarmat đang được “sản xuất hàng loạt”, và sẽ sớm được đưa vào trang bị sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn nhà nước TASS: “Các cuộc thử nghiệm Sarmat có thể tiếp tục trước cuối năm nay, và một vụ phóng thử thứ hai có thể sẽ được thực hiện”.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên đã diễn ra vào ngày 20/4/2022, với sự hiện diện của Tổng thống Putin tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền bắc nước Nga. 

Đây là vụ phóng thử đầu tiên trong một loạt các cuộc thử nghiệm cần thiết cuối cùng để các lực lượng của Nga tiếp nhận vũ khí ICBM loại mới này.

Vụ thử đầu tiên đã thành công khi tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã bay khắp đất nước, đánh trúng các mục tiêu ở bán đảo Kamchatka, thuộc Viễn Đông, cách đó gần 6.000 km. 

Tên lửa RS-28 Sarmat cao 14 tầng. Nó được thiết kế để lách các hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến trên thế giới. Sarmat tới nặng 220 tấn, cao 35,3 m, tầm bắn ước tính từ 10.000 đến 18.000 km và có khả năng mang tới 15 đầu đạn hạt nhân, bắn đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới, kể cả qua Bắc Cực và Nam Cực.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, tên lửa R-36M2 Voevoda trước đó của Nga đã được thử nghiệm không dưới 17 lần trước khi đưa vào phục vụ chiến đấu. Tên lửa RT-2PM Topol cũng vậy. 

Vì vậy họ cho rằng, việc người Nga bổ sung tên lửa Sarmat vào biên chế chiến đấu dường như là không thể hoàn thành vào cuối năm 2022 và khó có thể đạt được vào năm 2024.

Tuy nhiên người Nga cũng thường tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ cho giới lãnh đạo phương Tây. 

Ở Brussel, các quan chức châu Âu thường lo ngại về sự trỗi dậy của quyền lực Nga tại châu lục này. Ít ai ngờ rằng, người Nga đã trỗi dậy ngay sau bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống Putin tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2/2007. 

Câu chuyện phổ biến của phương Tây vào thời điểm đó cho rằng Nga đơn giản là không có khả năng tái trở lại một cường quốc toàn cầu, vì việc hiện đại hóa quân đội của Nga là không khả thi sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. 

Do đó, khi Tổng thống Putin bất ngờ tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng Bộ Quốc phòng ở Moscow vào ngày 24/12/ 2019, rằng Nga đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về vũ khí siêu thanh, và rằng “không một quốc gia nào sở hữu vũ khí siêu thanh, chứ chưa nói đến vũ khí siêu thanh tầm lục địa”. Các quan chức phương Tây nghe thấy tin này với sự chấn động kinh hoàng không che giấu. 

Vì vậy, các cuộc thử nghiệm siêu vũ khí này của Nga luôn được Mỹ/NATO/ EU theo dõi sát sao thì không có gì phải bất ngờ.

Trong khi Ukraine mà đúng hơn là Mỹ và NATO mong muốn phải có một chiến  thắng trước người Nga ngay ngưỡng cửa mùa đông, báo hiệu một trận đánh  khốc liệt cho cả 2 bên tại Kherson, thì lực lượng Nga vẫn đang thực hiện khâu sơ tán cuối cùng người dân ra khỏi Nova Kakhovka. 

Trên mặt trận kinh tế, xã hội, Nga cũng đã có những bước đột phá đáng kể, trong khi chứng kiến một châu Âu đang chìm trong lạm phát, khủng hoảng và tranh cãi. 

Bất chấp truyền thông dòng chính tô vẽ về một châu Âu đã nạp đầy kho dự trữ năng lượng, thì giá điện và khí đốt vẫn đang tăng vọt khắp châu Âu.

Có thể bạn quan tâm: