Cuộc tấn công HIMARS rõ ràng không thể do quân đội Ukraine làm được, mà khả năng do các “tình nguyện viên/cố vấn” phương Tây, tức là các nhân viên NATO dưới vỏ bọc trang phục quân đội Ukraine điều hành.
Ukraine tấn công doanh trại Nga để làm gì?
Không còn nghi ngờ gì nữa, NATO đang nỗ lực leo thang chiến tranh ở Ukraine. Trong những ngày cuối cùng của năm cũ, đã có hai cuộc tấn công bằng UAV vào căn cứ không quân ở Engels. Tuy cuộc tấn công không thành công lắm, nhưng 3 người Nga đã thiệt mạng.
Sau đó, có nhiều cuộc tấn công nhỏ nhằm vào các đồn biên phòng và thị trấn gần biên giới Nga và Ukraine.
Gây chú ý nhất là gần như vào cùng một ngày, UAV của Ukraine đã tấn công cơ sở năng lượng bên trong lãnh thổ Nga và hàng chục người chết trong cuộc tấn công của Ukraine vào doanh trại quân đội Nga ở Donetsk.
Các vụ tấn công đã khiến những người yêu mến nước Nga lo lắng, nhưng cần nói rõ là, việc Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga là hợp pháp theo luật chiến tranh. Tuy nhiên, cuộc tấn công HIMARS rõ ràng không thể do quân đội Ukraine làm được, mà khả năng do các “tình nguyện viên/cố vấn” phương Tây, tức là các nhân viên NATO dưới vỏ bọc trang phục quân đội Ukraine điều hành.
Câu hỏi đặt ra là: Mục tiêu của những cuộc tấn công liên tiếp này là gì?
Đầu tiên cần phải nhấn mạnh là, không cuộc tấn nào trong đêm 31/12 có thể tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào trong diễn biến thực tế của cuộc chiến.
Thứ hai, sau mỗi cuộc không kích này, nhiều người tự hỏi người Nga sẽ đối phó hoặc đáp trả như thế nào. Lưu ý là là cuộc tấn công cầu Crimea đã tạo cho phía Nga một cái cớ để phá hủy hệ thống năng lượng của Ukraine. Rạng sáng ngày 8/10 Ukraine tấn công cầu Crimea thì chỉ 2 ngày sau, ngày 10/10 Nga đáp trả mạnh mẽ.
Tuy nhiên bề mặt Nga coi đó là cái cớ, nhưng để thực hiện một chiến dịch tấn công quy mô lớn như vậy, với hàng nghìn mục tiêu năng lượng bị phá hủy trên toàn lãnh thổ Ukraine không thể được thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày mà phải được lên kế hoạch từ trước.
Điều đó có nghĩa là người Nga đã sẵn sàng tung ra các cuộc tấn công từ lâu trước khi Ukraine tấn công Cầu Crimea, nhưng họ hợp thức hóa với lý do để trả đũa hơn là chủ động để tấn công.
Cần nhấn mạnh là, 8 tháng sau cuộc xung đột, người Nga mới tính đến phương án phá hủy hạ tầng năng lượng theo kiểu nhỏ giọt, khác hẳn với chiến thuật của Mỹ là rải bom phá hủy hạ tầng năng lượng của kẻ thù ngay từ đầu.
Người Nga vẫn tiến hành các cuộc tấn công như vậy hàng ngày, trong đó gần đây nhất là cuộc tấn công 120 tên lửa chỉ trong ngày 29/12. Tuy nhiên hầu hết truyền thông phương Tây rất ít đưa tin về việc này bởi 2 lý do:
Thứ nhất, Tổng thống Zelensky cấm bất kỳ phóng viên phương Tây tới gần các mặt trận cũng như cấm đăng các hình ảnh/video về thiệt hại của Ukraine.
Thứ hai, truyền thông phương Tây cũng hạn chế đưa tin về các cuộc tấn công của Nga, bởi nó sẽ mâu thuẫn với các bản tin hằng ngày của họ rằng, Nga đang thua, Nga đang cạn kiệt tên lửa…
Vậy mục đích thực sự của Ukraine, mà chính xác hơn là NATO khi cùng lúc tấn công cả cơ sở năng lượng lẫn doanh trại của Nga là gì? Phải chăng chỉ để khiêu khích buộc người Nga đáp trả?
Tuy nhiên, chẳng phải Nga vẫn đang đáp trả bằng các cuộc tấn công tên lửa đang diễn ra hằng ngày hay sao? Xung đột vẫn đang tiếp diễn và người Nga đã chiến đấu dọc theo một chiến tuyến rất dài, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã tấn công các mục tiêu trên toàn bộ Ukraine, vậy còn gì để khiêu khích Nga đáp trả nữa?
Có một điều mà cho đến nay người Nga vẫn chưa làm, đó là biến chiến dịch quân sự đặc biệt quy mô nhỏ thành chiến dịch vũ trang quy mô lớn mà Bộ Tổng tham mưu Nga được cho là đang chuẩn bị.
Các chuyên gia quân sự trước đó đều nhận định có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tổng tấn công vào mùa đông hoặc mùa xuân.
Và vì cuộc tấn công lớn này gần như chắc chắn sẽ xảy ra, nên NATO muốn thay đổi thời điểm của cuộc tấn công. Giới chuyên gia quân sự nhận định, vì không có cách nào cản trở cuộc tấn công của Nga nên NATO đang tìm cách buộc người Nga phải tiến hành cuộc tấn công sớm hơn so với dự kiến.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao NATO muốn cuộc tấn công của Nga xảy ra sớm hơn? Chẳng phải Mỹ và NATO đang cố gắng kéo dài cuộc chiến này càng lâu càng tốt, vậy tại sao họ lại muốn người Nga tấn công càng sớm càng tốt?
Nga phá vỡ ‘lịch trình’ của NATO
Từ vài tháng nay, Nga đã chuẩn bị mở một cuộc phản công lớn, trong đó Điện Kremlin đã hoàn thành kế hoạch huy động 300.000 người, với hơn 180.000 quân trong số đó hiện được triển khai trong các đội hình chiến đấu phía sau các phòng tuyến của Nga. 120.000 quân còn lại sẽ tiếp tục được tướng Sergey Surovikin điều tới, mang lại tổng sức mạnh của Nga lên tới khoảng 30 sư đoàn.
Tuy nhiên Ukraine đang cạn kiệt nhân lực, vì vậy đơn giản là Bộ Tổng tham mưu Nga đang chờ đợi tất cả các tình nguyện viên/lính đánh thuê trong đó khá nhiều là binh sĩ NATO trá hình có mặt tại Ukraine rồi mới tấn công.
Do đó, bằng cách cố gắng ép buộc người Nga tấn công sớm, về mặt logic, NATO đang cố gắng ngăn chặn mọi tổn thất đối với binh sĩ của họ khi phải đối đầu với người Nga. Nói cách khác, NATO đang cố gắng ép buộc Bộ Tổng tham mưu Nga phải trả đũa, bằng cách gia tăng áp lực buộc Điện Kremlin phải đi tới “hành động quân sự cuối cùng”.
Những nỗ lực này của NATO được hỗ trợ rất nhiều bởi một số lý do mà họ đặt ra như sau:
Thứ nhất, dư luận Nga và những người ủng hộ Nga sẽ phản ứng phẫn nộ mỗi khi NATO tấn công thành công các mục tiêu của Nga
Thứ hai, truyền thông phương Tây sẽ kích động, lặp đi lặp lại các bản tin rằng, “Putin yếu đuối, thiếu quyết đoán, không dám trả đũa khi phương Tây vượt lằn ranh đỏ”…
Thứ ba, phương Tây muốn gieo rắc nỗi sợ hãi, hoài nghi trong công chúng Nga.
Theo tính toán của giới tinh hoa phương Tây, ba nhóm dư luận này sẽ tạo thành áp lực rất lớn lên điện Kremlin và buộc họ phải tiến hành các biện pháp quân sự trả đũa để giữ thể diện.
Nhưng NATO có đạt được kỳ vọng này hay không lại là một chuyện khác. Ở đây chúng ta cần đề cập đến sự khác biệt về văn hóa giữa xã hội Nga và xã hội phương Tây.
Hầu hết người Nga nhận thức về chiến tranh tốt hơn nhiều so với người phương Tây, từ dân thường cho đến tướng lĩnh. Một trong số nhiều lý do giải thích cho điều này phải kể đến 1 yếu tố quan trọng. Đó là hầu hết người Nga đều có người thân bị mất trong Thế chiến thứ hai và do đó, họ biết chiến tranh khủng khiếp, đau đớn như thế nào.
Nói một cách đơn giản, người Nga hay đúng hơn dư luận Nga không bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền phương Tây. Họ tin tưởng vào tướng Surovikin và Tổng thống Putin hơn nhiều.
NATO đang rất cố gắng để buộc người Nga phải tuân theo lịch trình của phương Tây và buộc Nga phải tấn công trong điều kiện chưa chín muồi. Điều này sẽ khó xảy ra, bởi những cái tên nổi tiếng như Putin, Shoigu, hay Surovikin đều không phải là kiểu người sẽ đáp trả mà thiếu sự tính toán, cân nhắc.
Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Mỹ, cựu trung tá Alex Vershinin đã nhận định như sau:
“Đối với giới lãnh đạo Nga, câu hỏi đặt ra là: Tấn công khi nào và ở đâu? Thời gian phụ thuộc vào kho đạn pháo của Nga. Nếu chúng ở mức cao, Nga có thể tấn công vào mùa đông, nếu không, họ có thể tích trữ và tấn công vào mùa xuân sau mùa mưa bùn.”
Trong bài viết trên trang american conservative của Mỹ, Đại tá Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Douglas Macgregor, ông cũng từng là cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính quyền Trump đã nhận định về một cuộc tấn công lớn của Nga như sau:
“Nhiều tháng thương vong nặng nề của người Ukraine, kết quả của một loạt các cuộc tấn công vô nghĩa nhằm vào hệ thống phòng thủ của Nga ở miền nam Ukraine, đã khiến các lực lượng Ukraine suy yếu một cách nguy hiểm”.
“Giai đoạn tấn công sắp tới của cuộc xung đột sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về lực lượng mới của Nga… 540.000 lực lượng chiến đấu của Nga được tập hợp ở phía Nam Ukraine, phía Tây nước Nga và Belarus. Con số tiếp tục tăng lên, nhưng con số đã bao gồm 1.000 hệ thống pháo phản lực, hàng nghìn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và UAVi, cùng với 5.000 phương tiện chiến đấu bọc thép, trong đó có ít nhất 1.500 xe tăng, hàng trăm UAV, máy bay trực thăng , và máy bay ném bom. Lực lượng mới này có rất ít điểm chung với quân đội Nga đã can thiệp 9 tháng trước vào ngày 24/2/2022”.
Như vậy có thể thấy, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga với quy mô nhỏ đã chấm dứt, để tiến tới một cuộc tấn công tổng lực. Trong khi đó, sức mạnh của quân đội Ukraine đã bị suy giảm đáng kể do tỷ lệ thương vong cao và để bù đắp sự thiếu hụt này, đương nhiên Mỹ và NATO sẽ phải bù đắp bằng lượng binh sĩ của chính họ hoặc tuyển mộ lính đánh thuê trên khắp thế giới để đối phó với Nga.
Tuy nhiên cuộc tổng tấn công dự kiến của Nga vẫn đang phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thời điểm dưới sự chỉ huy của tướng Surovikin. Hàng loạt các vụ tấn công khiêu khích của Ukraine cũng như Truyền thông và giới tinh hoa Mỹ đã bắt đầu các chiến dịch tâm lý nhằm vào Tổng thống Putin, và lấy vũ khí hạt nhân làm mồi nhử đều đã thất bại hoàn toàn.
Một cuộc tổng tiến công sẽ chỉ diễn ra khi người Nga đã hội tụ đủ mọi yếu tố quân lực, quân trang, hậu cần, thời tiết… và sẽ được quyết định bởi Tổng thống Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sukhoi hay tướng Surovikin chứ không phải theo ý muốn của NATO.
Mỹ và NATO quá hiểu cỗ máy xay thịt tại Ukraine khủng khiếp như thế nào, đặc biệt tại chiến trường Bakhmut và hỏa lực của Nga đang gây ra những tổn thất quá lớn cho phía Ukraine đến mức không thể phục hồi được.
Tuy nhiên, truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục phải cổ vũ và duy trì ảo tưởng chiến thắng cho Ukraine, có thế mới có thể hợp lý hóa các khoản viện trợ mà Washington và Brussel dễ dàng thuyết phục được dân chúng của họ đồng thuận ủng hộ chính quyền Kyiv.
Có thể bạn quan tâm: