Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. HCM) cho biết vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân (14 tuổi) nguy kịch, nhiễm trùng huyết toàn thân do nhiễm phải loại vi khuẩn chưa thể xác định.
- Gãy răng, liên tục đau đầu vì bị bạn giải quyết xích mích bằng ghế, thắt lưng tại trường
- Sau ca nhiễm Covid -19 chính thức ngoài cộng đồng, TP. HCM có 1 ca nghi nhiễm mới
- Giọt nước mắt của mẹ, sự bất lực của cha nhìn con gái 8 tháng tuổi mắc bệnh ‘lạ’, bụng to như cái trống
Theo thông tin từ báo Zing, 10 ngày trước bệnh nhân đi làm giúp gia đình ở Kiên Giang, sau đó bị ngã trật chân phải, em không bị chấn thương vùng đầu. Tuy nhiên, đến chiều em sốt cao, kết quả chụp X-quang tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương phần mềm, kê thuốc uống tại nhà.
Theo báo VTV, đến ngày thứ 3, vùng mắt cá chân phải của bệnh nhân sưng to, kèm theo sốt, em được bác sĩ truyền dịch hạ sốt nhưng tình trạng bệnh ngày càng diễn biến nặng. Đến ngày 23/11, người nhà chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện tỉnh An Giang lúc này em bắt đầu nói sảng, nhưng không co giật.
Tối ngày 24/11, bệnh nhân bị suy hô hấp, phải đặt ống thở, thở máy, dùng kháng sinh, thuốc vận mạch. Lúc này, em được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. HCM). Tại đây bác sĩ nhận định vết thương ở đầu gối là ngõ vào khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bệnh nhi, cộng với cơ địa béo phì dẫn đến tình trạng nguy kịch, sốc và nhiễm trùng huyết toàn thân, sưng khớp tiến triển.
Các bác sĩ cố gắng bảo tồn chức năng gan và thận, đặc biệt là màng tim cho em, bởi sau khớp gối thì đây là các cơ quan đang có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công tiếp theo.
Ngày 27/11, dịch khớp gối phải của bệnh nhân đầy mủ và máu, được chọc hút và đem đi xét nghiệm để tìm ra chủng khuẩn đặc hiệu cũng như phổ kháng sinh phù hợp cho điều trị.
Theo bác sĩ những biểu hiện bệnh của trường hợp nói trên nặng không kém bệnh Whitmore do trực khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây nên. Đặc biệt thời gian gần đây sau đợt mưa lũ nhiều tỉnh miền Trung xuất hiện nhiều trường hợp nhập viện do mắc bệnh Whitmore, vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, các vùng nước tù đọng và có khả năng lây lan sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.
Trước tình trạng đó chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh, người dân cần chú ý vệ sinh và mặc đồ bảo hộ an toàn lao động như đi ủng, đeo găng tay, che chắn vết thương trước khi làm việc.
Trong trường hợp tiếp xúc với vết thương hở, người dân cần sát khuẩn, sơ cứu vị trí vết thương đúng quy trình để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.