Mực nang sử dụng chiến thuật “thôi miên” bằng cách liên tục đổi màu và họa tiết trên da để săn những con mồi nguy hiểm như cua biển…

Nằm ở một khu vực xa xôi của Đông Nam Á, là vùng tam giác san hô – nơi chứa những rạn san hô phong phú bậc nhất thế giới.

“Thành phố” dưới biển tràn ngập sự sống, giống như siêu thị đông đúc nào và nơi đây cũng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về không gian, thức ăn và bạn tình. Nhưng rạn san hô cũng là nơi ngập tràn cơ hội…

Một con nực nang chuyên săn cua; nhưng cua lớn là một con mồi nguy hiểm, bởi nó có chiếc càng khỏe. Tuy nhiên mực nang có một khả năng ấn tượng, đó là da mực chứa hàng triệu tế bào sắc tố giúp nó tạo ra những màu sắc và họa tiết thay đổi liên tục. Điều này có vẻ đã thôi miên cua…

Mời quý độc giả xem diễn biến cụ thể qua video dẫn nguồn từ BBC được báo VnExpress đăng tải:

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận sau khi xem video:

“Quá ấn tượng, cứ như cơ thể mực nang là một cái màn hình Oled 4K vậy”.

“Phải đẹp dị mới thôi miên được chứ, xấu xí ai thèm nhìn, hihi”.

“Giờ mới biết mực ăn được cua luôn”.

“Con mực này lạ hen, mấy con mực tôi ăn hàng ngày nó chỉ có hai màu trắng và tím”.

“Bài học rút ra: Vẻ đẹp có lúc thật nguy hiểm”.

Mực nang có một lớp vỏ bên lớn, con ngươi hình chữ W, tám vòi và 2 xúc tu có các miệng hút có răng cưa để giữ chặt con mồi của chúng.

Mực nang có kích thước từ 15 cm (5.9 inch) đến 25 cm (9,8 inch), với loài lớn nhất, Sepia apama, có áo đạt chiều dài 50 cm (20 inch) và nặng hơn 10,5 kg.

Mực nang ăn động vật thân mềm nhỏ, cua, tôm, cá, bạch tuộc, giun và mực nang khác. Động vật ăn thịt mực nang bao gồm cá heo, cá mập, cá, hải cẩu, chim biển và mực nang khác.

Tuổi thọ của chúng là khoảng 1-2 năm. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mực nang là một trong những động vật không xương sống thông minh nhất. Mực nang cũng có tỷ lệ kích thước não so với cơ thể thuộc dạng lớn nhất trong số tất cả các động vật không xương sống.

Có thể bạn quan tâm: