Hình thái thời tiết của Miền Trung khiến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy lo ngại về nguy cơ ông gọi là “núi chảy”. Vị chuyên gia khuyến cáo người dân nơi đây đặc biệt cảnh giác trong những ngày tới.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, bão số 12 (còn gọi là Etau) đang áp sát đất liền từ Bình Định đến Ninh Thuận. Vùng gần tâm bão có sức gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 11; bão di chuyển theo hướng Tây; vận tốc 10-15km/h.

Vùng ảnh hưởng gió mạnh của bão này có thể không rộng; nhưng mưa lớn sẽ xảy ra trên nhiều tỉnh thành ở Miền Trung. Ban đầu là các tỉnh từ Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và  Đà Nẵng; sau lan dần ra Huế, Quảng Trị và Quảng Bình cho đến hết ngày 12/11 mới hết mưa.

Chuyên gia: Thấy dấu hiệu đất nứt rất nhỏ cũng phải chạy

bao-so-12
Sạt lở phơi đất đỏ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam (ảnh chụp màn hình Facebook cá nhân Tiến sĩ Huy).

Chuyên gia Biến đổi Khí hậu và Phòng chống Thiên tai – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy đặc biệt quan tâm đến nguy cơ mưa lớn, gây lở đất tại Miền Trung những ngày tới. Phân tích từ những bức ảnh nhận được về các vạt sạt lở phơi đất đỏ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam, ông Huy cho biết đất chỉ cần ngậm nước đủ 2 ngày mưa liên tục là thành hiện tượng “núi chảy”. Chuyên gia này giải thích thêm, hiện tượng “núi chảy” là khi nước ngấm nhiều vào đất, phá vỡ các liên kết trong đất kèm với sức nặng hàng ngàn tấn trượt theo góc lớn hơn 30 độ.

“Đa số các bản làng phía Tây Quảng Nam có thể được định cư dưới các vạt núi. Nếu mưa liên tục 2 ngày thì phải tìm chỗ đất cao bằng phẳng trú ẩn. Bà con ở khu vực này cũng phải thường xuyên quan sát xung quanh. Hễ thấy dấu hiệu đất bị nứt dù rất nhỏ cũng phải chạy”, ông Huy khuyến cáo.

bao-so-12
Ảnh chụp màn hình Face cá nhận ông Huy.

Nhận định bão số 13

Vẫn theo ông Huy, sau bão số 12 dự kiến sẽ vào bờ biển Phú Yên, Khánh Hòa vào sáng mai với gió cấp 8-9) sẽ là bão số 13 lớn hơn, mang một lượng nước mưa khủng khiếp đến vùng này. 

Dự báo ngày 15/11, Miền Trung sẽ đón bão số 13. Cơn bão này được đặt tên là Vàm Cỏ; một cái tên được Việt Nam cung cấp cho Ngân hàng tên bão Quốc tế. Oái oăm thay, nó có thể đi vào khu vực Đảo Cỏ của Quảng Trị (vùng đổ bộ có thể được xác định chính xác hơn; sau khi bão đi qua khỏi đất Philippines để vào biển Đông của Việt Nam).