Đối với người dân miền Tây thì “đào hầm” cách bắt cá này không lạ chút nào, nhất là khi gió bấc về.

Lúc này nước trên ruộng bắt đầu rút cạn dần, cá đồng tìm đường ra khỏi ruộng khô để đến nơi ở mới. Và đó là lúc cách “đào hầm” bắt cá nở rộ và trúng đậm nhất. Giờ chỉ cần đi quan sát đường món cá đi và tạo một vùng trũng là cá tự động tìm đến.

bắt cá lóc
Và thế là cá lóc tự “chui đầu vào hầm” (ảnh chụp màn hình video).

Nhiều cư dân mạng để lại bình luận khi xem khoảnh khắc “đào hầm” bắt cá lóc:

“Sao tui thấy cá này nhìn cũng không giống cá lóc đồng lắm nhỉ”.

“Ôi! Tuổi thơ của tôi”.

“Nhìn tay bác ấy vẫy cá vào hố vui thật”.

“Đây là đoạn nào ở miền Tây đây ạ?”.

“Địa phương tôi gọi là đặt ‘hầm lết’ khi trời bắt đầu bấc. Để có hiệu quả cao người ta móc bùn đất ở sông trét theo đường rảnh, ở hầm và nghệ mùi bùn sông sẽ theo đó mà cá chui xuống hầm”.

“Trước năm 2000 chỉ một dạo ngày mới là giỏ cá đồng để ăn. Tuổi thơ của thế hệ 8X trở về trước”.

Video ghi lại cảnh “đào hầm” bắt cá lóc:

Đặc tính của cá lóc là khi môi trường nước nơi cá sinh sống bị động thì trong đêm hoặc cơ hội thoát ra từ các đường nước chảy thì cá sẽ tìm mọi cách lóc đi. Chỉ cần tạo một đường rãnh láng và ẩm ước cho cá lóc đi rồi đào một cái hầm chặn ngang lối đi thì bao nhiêu ca lóc ra cũng bị tóm gọn. Ở miền tây, tuổi thơ nhiều người cũng hay bắt cá kiểu đơn giản nhưng hiệu quả này.

Có thể bạn quan tâm: