Một loài cá kỳ lạ sống ở vùng nước sâu có tên là cá mắt trống (Macropinna microstoma). Loài này được ghi nhận vào năm 1939 nhưng những hình ảnh về nó được công bố năm 2004.

Cá mắt trống có cái đầu trong suốt và đôi mắt hình ống. Đôi mắt hình ống của nó nằm sâu bên trong đầu và được che phủ bởi các thấu kính màu xanh lá cây sáng.

Hai điểm nằm gần miệng của nó không phải là mắt. Trên thực tế, đó là cơ quan khứu giác tương tự như lỗ mũi của con người.

cá mắt trống 1
Hai điểm nằm gần miệng của cá mắt trống không phải là mắt (ảnh chụp màn hình video).

Cá mắt trống thường sống ở độ sâu 800-1.000m so với mực nước biển, được tìm thấy ở vùng biển phía đông Đại Tây Dương, Nam Phi, tây Thái Bình Dương.

Mời quý độc giả xem video nguồn MBARI được báo Người Đưa Tin đăng tải:

Xem thêm: Loài cá mó đầu gù sở hữu khả năng kinh ngạc

Cá mó đầu gù (cá răng thỏ) trông có vẻ ngốc nghếch nhưng lại sở hữu một khả năng đáng kinh ngạc. Loài cá này có thể dài tới 1,2m và nặng 45kg. Đây là loài cá mó lớn nhất thế giới và là một trong những loài cá lớn nhất sống ở rạn san hô.

cá mó đầu gù
Ngoại hình của cá mó đầu gù (ảnh cắt từ video).

Bộ hàm của cá mó đầu gù khỏe đến mức có thể nhai nát cả đá. Thức ăn của cá mó là tảo. chúng nhai tảo bám trên đá và san hô chết hoặc sống. Phần mỏ khỏe giúp chúng nghiền nát đá vôi (một vật liệu ở san hô chết) và biến đổi thành cát rồi bài tiết trên khắp rạn san hô.

Điều này giúp san hô tránh bị vỡ trong bão mạnh và phá hủy rạn đá, đồng thời ngăn tảo mọc quá dày và duy trì hệ sinh thái đa dạng.

Có thể bạn quan tâm: