Châu Âu bước vào những ngày đầu mùa đông không êm ả, khi Ba Lan đang đối mặt với làn sóng tị nạn khổng lồ. Cùng lúc một lỗ hổng Lukoil đã được khám phá, cho thấy quy trình lắt léo của dầu thô của Nga khuynh đảo Mỹ và châu Âu.
Ba Lan đối phó với chiến thuật của Nga
Ngày 2/11, Ba Lan bắt đầu xây dựng một hàng rào bằng dây thép gai tại biên giới với Kaliningrad của Nga, nơi Moscow có sự hiện diện quân sự quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak tuyên bố hôm 2/11 rằng, ông đã ra lệnh xây dựng hàng rào tạm thời ngay lập tức để đảm bảo an ninh cho nước mình.
Ông Błaszczak viện dẫn những lo ngại về an ninh, khi cho rằng Nga đang có kế hoạch tạo điều kiện cho những người nhập cư châu Á và châu Phi vượt biên trái phép trong nỗ lực gây bất ổn châu Âu. Bằng chứng mà Ba Lan viện dẫn đó chính là quyết định gần đây của Cơ quan hàng không Nga về việc triển khai các chuyến bay từ Trung Đông và Bắc Phi đến Kaliningrad.
Ba Lan cho rằng, người Nga đang tạo ra một hành lang di cư mới từ Kaliningrad vào châu Âu, mà điểm đến đầu tiên là Ba Lan. Lưu ý là Kaliningrad không nối với đất liền Nga mà nằm ở phía bắc của Ba Lan trên bờ biển Baltic.
Giới quan sát nhận đinh, Nga có thể bắt đầu đẩy người di cư vào Ba Lan như một phần trong chiến thuật chiến tranh hỗn hợp.
Lưu ý là, kế hoạch tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, đã không hề phá hủy hệ thống lưới điện cung cấp cho các chuyến tàu chở khách nối giữa thủ đô Kiev, thành phố Lviv và nhà ga của Ba Lan tại Przemysl.
Các chuyên gia quân sự tin rằng, chiến lược của Nga là tăng cường sức ép lên Mỹ và Ba Lan, bằng cách mở một con đường cho người dân Ukraine di tản sang Ba Lan khi nguồn lực điện nước của Ukraine dần cạn kiệt.
Vậy một châu Âu với nền kinh tế đình trệ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng, nay phải cộng thêm gánh nặng làn sóng di dân thì sẽ thế nào?
Lỗ hổng Lukoil: Dầu Nga lắt léo tránh lệnh trừng phạt
Hôm 1/11, tờ Wall Street Journal đăng tải một video mô tả thú vị cách thức Nga tránh được các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Video đã mô tả một quy trình khứ hồi, trong đó dầu của Nga được tinh chế ở một nhà máy lọc dầu tại Sicily (Ý), thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Nga là Lukoil, và sau đó được đưa sang Mỹ dưới dạng xăng và các sản phẩm dầu tinh chế khác.
Hãy theo dõi quy trình lắt léo cho thấy đồng minh NATO đã lách luật như thế nào:
Đầu tiên phải kể đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ là đối với dầu thô của Nga chứ không phải các sản phẩm tinh chế.
Thứ hai: Lukoil là công ty dầu khí lớn thứ hai của Nga đã được Mỹ miễn trừ trừng phạt.
Tiếp nữa là nhà máy lọc dầu Lukoil ở Ý đã từng chế biến dầu thô được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, tuy nhiên gần đây nguồn dầu đầu vào chủ yếu là dầu của Nga, chiếm tới 93%.
Sau khi tinh chế, nó không còn là dầu Nga mà có xuất xứ là Ý, bởi châu Âu có quy định từ lâu về việc xác nhận thay đổi quốc gia xuất xứ thành nơi dầu được tinh luyện.
Sau đó, sản phẩm tinh chế này được đưa sang Mỹ, tới các nhà máy của Exxon và Lukoil ở bang New Jersey và Texas.
Hiện tập đoàn Lukoil của Nga vẫn có trạm xăng ở Mỹ và phân phối sản phẩm đến 11 bang. Đáng chú ý là, hầu hết trong số 230 trạm xăng Lukoil ở Mỹ lại thuộc sở hữu của các nhà nhượng quyền riêng lẻ của Mỹ, và điều thú vị là nó không trực thuộc công ty Lukoil của Nga nữa.
Để hiểu rõ hơn quy trình lòng vòng này, cần lưu ý là Mỹ loại trừ trừng phạt đối với dầu “về cơ bản đã biến thành sản phẩm do nước ngoài sản xuất”.
Chính vì vậy, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã không thể chế biến dầu thô của Nga, nhưng đồng minh Ý lại có thể được phép trước khi thời hạn trừng phạt dầu thô Nga có hiệu lực vào ngày 5/12 tới. Đổi lại, Mỹ có thể gửi các sản phẩm tinh chế của mình ngược trở lại cho đồng minh châu Âu.
Lưu ý là Lukoil là nhà máy lọc dầu lớn thứ hai ở Ý và lớn thứ 5 ở Châu Âu, đã tăng cường thu mua chế biến từ 30% dầu của Nga lên 93% vào thời điểm các lệnh trừng phạt năng lượng áp đặt cho nước này.
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng Mỹ và EU đã bỏ sót Lukoil khỏi danh sách trừng phạt năng lượng của Nga? Lưu ý là Lukoil là công ty lớn thứ hai ở Nga và chỉ đứng sau Gazprom.
Câu trả lời thật đơn giản: Mỹ và EU tập trung trừng phạt tập đoàn khổng lồ Gazprom để tạo dựng 1 bức bình phong cho Lukoil tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho 2 thị trường năng lượng lớn nhất thế giới là Mỹ và EU.
Vậy tại sao G7 lại lựa chọn thời điểm ngày 5/12 mới áp dụng hoàn toàn lệnh cấm dầu thô Nga, trong khi nhóm này họp suốt từ tháng 6, rồi tới tháng 8 để cân nhắc các lựa chọn trừng phạt?
Câu trả lời cũng thật đơn giản: Tất cả là nhằm mục đích tạo thuận lợi cho cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ diễn ra vào ngày 8/11. Lệnh cấm của châu Âu đối với Lukoil sẽ có hiệu lực sau bầu cử Mỹ để tránh gây hỗn loạn giá năng lượng tại Mỹ.
Từ nay cho đến ngày 5/12, nếu EU giữ nguyên lệnh trừng phạt dầu thô của Nga, quyết định này có thể dẫn đến một đợt tăng giá xăng mới tại Mỹ và châu Âu trong tháng 12 tới.
Trong khi đó tại 11 bang của Mỹ, người dân vẫn đang vô tư sử dụng các sản phẩm dầu của Nga thông qua quy trình biến đổi nguồn gốc xuất xứ lòng vòng như trên. Tất nhiên, Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ đã từ chối bình luận về quá trình này.
Tổng thống Biden nói rằng giá năng lượng tăng cao là do lỗi của Putin, trong khi chính tay ông ký lệnh “khai tử” ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ bằng cách đóng đường ống Keystone 2, rồi đi khắp thế giới cầu xin Ả Rập Xê-út và Venezuela cung cấp thêm dầu.
Khi lời khẩn khoản cầu xin Ả rập Xê út tăng sản lượng bất thành, Tổng thống Biden đã đe dọa Ả Rập Xê Út bằng cách tăng thuế và răn đe trừng phạt.
Ngày 12/10, Tổng thống Biden tuyên bố rằng: “Sẽ có những hậu quả. Đã đến lúc phải suy nghĩ lại về mối quan hệ của chúng tôi với Ả Rập Xê-út”. Tất nhiên sẽ có hậu quả nhưng trước mắt là với Đảng Dân chủ, khi cuộc bầu cử khốc liệt sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 8/11 này.
Tất cả đều vì cuộc chiến trừng phạt Nga điên cuồng của chính quyền Biden. Và ở bên kia trời Âu, các đồng minh EU của Mỹ cũng đang dần thức tỉnh bởi sự phẫn nộ của dân chúng.
Có thể bạn quan tâm: