Bạn Tống Văn Nam ở Lào Cai hỏi: Khi đang đi trên đường nhìn thấy có vụ tai nạn giao thông có người bị thương thì người tham gia giao thông cần phải làm những việc gì? Nếu không dừng lại giúp đỡ thì bị phạt như thế nào? Xin cảm ơn!
- Khởi tố nữ tài xế đâm thiệt mạng hai mẹ con bé trai 1 tuổi
- Xe tải chở lợn lật đè đầu ôtô 4 chỗ, cha nhanh chóng phá cửa ôm con nhỏ thoát ra ngoài
- Video người dân hô hoán cứu mạng nữ sinh bị cuốn vào gầm xe container
Trả lời câu hỏi trên của độc giả Nam, Bộ Công An – Cục Cảnh sát giao thông cho biết, tại Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nghiêm cấm hành vi khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu.
Đặc biệt, việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi phạm tội, cụ thể như sau:
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
– Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm.
– Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.