Có thể nói vụ phủ quyết gói cứu trợ Ukraine của Hungary mang tính tiêu cực đối với các chính trị gia hiếu chiến ở châu Âu, nhưng là sự động viên nhỏ bé cho những ai mong muốn hòa bình tại Ukraine.
Tất nhiên gói viện trợ này có khả năng vẫn đến được tay chính quyền Kiev, nhưng quyền phủ quyết của Hungary khiến quá trình này sẽ kéo dài và phức tạp hơn.
Giờ đây, EU sẽ phải tìm kiếm một giải pháp lắt léo hơn như Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Hội đồng EU Tuomas Saarenheimo tuyên bố: “Cuối cùng, một thỏa thuận đã được đề ra về các công thức cho phép triển khai các quỹ cho Ukraine một cách linh hoạt và nhanh chóng mà không làm thay đổi cơ bản cách EU quản lý các quỹ của mình. Tôi nói là thỏa thuận, nhưng trên thực tế, thỏa thuận đó vẫn là ‘âm 1’”.
Một số quan chức châu Âu chỉ trích Thủ tướng Orban vì đã bắt giữ những người Ukraine đau khổ làm “con tin” bằng lá phiếu phủ quyết của ông.
Bộ trưởng Tài chính Séc Zbynek Stanjura cho biết: “Chúng tôi không thể thông qua gói viện trợ, nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là bắt đầu hỗ trợ Ukraine vào đầu tháng 1″.
Hungary tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn đối với Ukraine trong suốt cuộc xung đột, và đóng vai là nhà “bất đồng chính kiến đơn độc” trong khối EU sau những bất đồng sâu sắc tương tự về việc trừng phạt năng lượng của Nga.
Trước đó, hôm 2/12, Thủ tướng Hungary nói rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với năng lượng của Nga chắc chắn sẽ thất bại. Ông cũng cảnh báo các chính sách của châu Âu ủng hộ các thành viên EU vay nợ với số tiền lớn để tài trợ cho Ukraine, sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc đối với lục địa này.
Ông nhấn mạnh rằng “không chỉ con cái chúng ta, mà cả cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả” của kế hoạch vay chung hàng loạt do EU đề xuất để tiếp tục tài trợ cho quốc phòng của Ukraine, theo ReMix.
Hơn nữa, Thủ tướng Orban tin rằng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với khí đốt hoặc năng lượng của Nga sẽ gây ra “hậu quả bi thảm”.
Ông nói: “Chúng ta đang đối mặt với một mùa đông khó khăn, Ukraine đang ở trong tình thế ngày càng khó khăn, Nga đang gặp khó khăn, nhưng doanh thu từ các hãng năng lượng đang ở mức đỉnh cao, vì vậy chính sách trừng phạt (của EU) đã không đạt được mục tiêu”.
Có thể bạn quan tâm: